/ Phân tích - Nghiên cứu
/ Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự

Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự

01/01/0001 00:00 |

Giải quyết những tranh chấp dân sự phát sinh trong xã hội luôn luôn là những đòi hỏi của đời sống xã hội. Đối với những tranh chấp phức tạp mà không có quy phạm pháp luật để áp dụng, không có tập quán, không có luật để áp dụng tương tự, không có án lệ thì nguyên tắc chung của luật dân sự và lẽ công bằng được áp dụng. Có những tranh chấp chỉ có thể áp dụng lẽ công bằng mới giải quyết được. Áp dụng lẽ công bằng là một việc phức tạp, nhằm giải quyết kịp thời những tranh chấp phát sinh theo nguyên tắc không thể viện cớ chưa có luật thì không giải quyết.

Ảnh minh họa.

1. Quy định về áp dụng lẽ công bằng

Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ về tài sản và quan hệnhân thân phát sinh khách quan trong xã hội có tư hữu, có nhà nước và có phápluật. Vì quan hệ dân sự phát sinh theo nhu cầu của mỗi cá nhân, mỗi gia đình vàcộng đồng. Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) được ban hành nhằm điều chỉnhcác quan hệ về tài sản và nhân thân phát sinh trong xã hội. Pháp luật được banhành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định và thống nhất,thể hiện rõ bản chất của một nhà nước trong từng thời kỳ. Pháp luật phát sinh từcác quan hê xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng không theo kịpcác quan hệ xã hội ngày một phát sinh đa dạng, phong phú và phức tạp. Do đó, cónhững tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, cần giải quyết nhưng không cóquy định của pháp luật để áp dụng. Vì vậy, như một dự liệu của giải pháp nhằmđiều chỉnh kịp thời các tranh chấp dân sự phát sinh mà chưa có luật để áp dụng,không có tập quán để giải quyết, thì cần phải có một cơ chế như một giải pháp đểgiải quyết. Một giải pháp cho vấn đề này được quy định tại Điều 6 BLDS năm2015: “1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luậtdân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không cótập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dânsự tương tự.

2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sựquy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”.

2. Định nghĩa áp dụng lẽ công bằng

Lẽ công bằng là một chuẩn mực được rút ra từ quan hệ cụ thể,có nội dung cấu thành từ các quan hệ thể hiện tính nhân văn, phù hợp với nhậnthức của nhiều người về sự công bằng trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ củacác bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp và được giảiquyết thấu tình, đạt lý phù hợp với đạo lý. Lẽ công bằng không phải là một cáigì đó trừu tượng, khó xác định. Lẽ công bằng là một quan hệ thông thường và đốivới bất kỳ ai nhận thức hay trực tiếp giải quyết tranh chấp cũng sẽ làm như vậy,không thể khác. Vì vậy, áp dụng lẽ công bằng đòi hỏi cơ quan xét xử phải có độingũ thẩm phán có tâm và có tầm. Tâm và tầm phải kết hợp hài hòa và tạo thành bảnlĩnh, trách nhiệm và lương tâm của thẩm phán. Khi một tranh chấp phát sinh, màkhông có luật để áp dụng trực tiếp, không có tập quán để áp dụng, không thể ápdụng tương tự về luật, không có án lệ để áp dụng thì lẽ công bằng được áp dụngđể giải quyết tranh chấp.

Lẽ công bằng là một chuẩn mực xử sự trong quan hệ giữa cácbên chủ thể, mục đích đạt được nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cácbên được thực hiện như một tất yếu, lẽ đương nhiên và không thể khác. Lẽ công bằnglà khả năng khách quan, tồn tại độc lập và khi được áp dụng mang lại hiệu quảnhất định là giải quyết kịp thời những tranh chấp dân sự trong điều kiện khôngcó luật để áp dụng, không có tập quán, không có luật áp dụng tương tự, không cóán lệ. Lẽ công bằng được áp dụng để giải quyết tranh chấp dân sự đã vượt rangoài phạm vi của luật dân sự, nhưng phù hợp với đặc điểm, bản chất và nguyên tắcchung của quan hệ dân sự. Áp dụng lẽ công bằng không thể không áp dụng cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015.

Quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015 là tư tưởng chỉ đạo trongviệc xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong từng loại quan hệ dân sự nhấtđịnh là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân; buộc các quan hệ pháp luật dân sựphải tuân theo những nguyên tắc cơ bản mang tính mệnh lệnh này. Dựa trên nhữngnguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tại Điều 3 BLDS, là một định hướng chủ đạotrong việc đánh giá và giải quyết các tranh chấp dân sự. Những nguyên tắc cơ bảnnày thể hiện rõ bản chất và những đặc trưng pháp luật dân sự Việt Nam, nhằm điềuchỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong xã hội tồn tại và phát triển nhiềuthành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu trong thời kỳ hội nhập quốc tế vàthúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. 

Khoản 1 Điều 3 BLDS năm 2015 là một nguyên tắc thể hiện rõ bảnchất của quan hệ pháp luật dân sự, bảo đảm các quyền bình đẳng về tư cách chủthể, về quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể khi tham giaquan hệ pháp luật dân sự được pháp luật bảo đảm thực hiện: “Mọi cá nhân, pháp nhânđều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được phápluật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”. Quy định này phù hợp vớiquy định của Điều 14 Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm1966: “Mọi người đều bình đẳng trước các tòa án và cơ quan tài phán. Mọi ngườiđều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độclập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộctội người đó trong các vụ án hình sự hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của ngườiđó trong các vụ kiện dân sự”.

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự theo quy định tại Điều3 BLDS năm 2015, được áp dụng cho tất cả các cấp tòa án.

Trước hết, lẽ công bằng trong việc giải quyết các tranh chấpdân sự phải được hiểu theo một trình tự, thủ thục tố tụng dân sự nhằm bảo đảmcho việc xem xét công khai, công bằng trong tố tụng không có những yếu tố ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp như áp đặt, gợi ý hoặc có sự “gửi gắm trước”,làm sai lệch bản chất của tranh chấp dân sự đang cần được giải quyết. Sự thiênlệch có thể có từ hội đồng xét xử, giám sát xét xử, bào chữa viên, từ luật sư.Sự không công bằng còn có thể có trong trường hợp phân biệt đương sự có lợi íchđối lập nhau hoặc vì đương sự này có mối quan hệ nào đó với người thứ ba hoặc vớimột hoặc toàn bộ thành viên trong hội đồng xét xử.

Thứ hai, sự thiếu công bằng có thể còn liên quan đến nộidung của vụ việc đang tranh chấp mà việc xác minh, nhận định, đánh giá các chứngcứ chưa đầy đủ, thiếu khách quan và làm sai lệch bản chất của tranh chấp.

Thứ ba, sự thiếu công bằng có thể do vi phạm nguyên tắctranh tụng công khai tại phiên tòa. Phiên tòa công khai luôn luôn nhằm bảo đảmsự khách quan và minh bạch từ các thủ tục tố tụng, là căn cứ để bảo vệ thíchđáng các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, nhất là cácbên có các lợi ích mâu thuẫn nhau.

Với những yếu tố bảo đảm lẽ công bằng và vi phạm lẽ công bằngcần được xác định từ khâu xác minh các chứng cứ, về chủ thể của tranh chấp, nộidung tranh chấp dân sự để có được những đánh giá khách quan đúng với bản chất củavụ việc, từ đó lẽ công bằng được áp dụng tuân theo các nguyên tắc của pháp luậtdân sự theo quy định tại Điều 3 của BLDS năm 2015. 

Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự là mộtviệc phức tạp và khó khăn đối với cơ quan xét xử. Do vậy, cần phải dự liệu trướcnhững yếu tố ảnh hưởng đến lẽ công bằng như: tính chất của tranh chấp, nhân tốcon người, đặc biệt là thành viên Hội đồng giải quyết vụ việc. Tính cẩn trọng,lương tâm, trình độ, kỹ năng và trách nhiệm của thành viên hội đồng xét xử đóngvai trò quyết định đến việc áp dụng lẽ công bằng có hiệu quả hay không có hiệuquả..

Theo quy định của BLDS năm 2015, “Tòa án không được từ chốigiải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Quy định nàyđược cụ thể hóa từ Điều 26 đến Điều 33 BLTTDS. Tòa án có thẩm quyền giải quyếttất cả các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, trừ trường hợp tranh chấp đó thuộcthẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sựđược thực hiện theo một trật tự, thủ tục khép kín và chặt chẽ theo quy định củaBLTTDS năm 2015.

Áp dụng lẽ công bằng là một giải pháp giải quyết tranh chấpdân sự trong trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tạikhoản 1 Điều 6 BLDS năm 2015. Điều kiện của việc áp dụng này phải theo cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015.Nguyên tắc này thể hiện sự tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các chủ thểlà cá nhân, pháp nhân trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các quyền vànghĩa vụ dân sự trong quan hệ nhất định. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạmđiều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với cácbên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Các chủ thể xác lập, thực hiện, chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực và không đượcxâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợppháp của chủ thể khác. Các chủ thể tham gia vào quan hệ tài sản và nhân thân tựchịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dânsự. Những nguyên tắc cơ bản này là khuôn mẫu để điều chỉnh các quan hệ dân sự,đồng thời là tư tưởng chỉ đạo tòa án các cấp trong việc áp dụng lẽ công bằng đểgiải quyết tranh chấp dân sự khi cần thiết. 

Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự theo quy định tạiĐiều 3 BLDS năm 2015 có nội dung bao quát hầu như tất các quan hệ pháp luật dânsự và thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự giữa các bên chủ thể trongxã hội. Tuy nhiên, nội dung các quy định trong BLDS luôn luôn tiếp cận phù hợpvới các nguyên tắc cơ bản này, cuộc sống cũng luôn luôn phát sinh những sự kiệncần phải được giải quyết, nhưng pháp luật không thể hoàn thiện đến mức có thểđiều chỉnh hết tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh trong xã hộingày một đa dạng, phức tạp! Vì vậy, việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyếttranh chấp dân sự vừa là nhu cầu vừa là một giải pháp linh hoạt để hóa giải nhữngtranh chấp dân sự phát sinh trong xã hội để bảo vệ sự bình ổn trong giao lưudân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm tình đoàn kết trong nhân dân.Qua việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự phát sinh, là cơsở sửa đổi, bổ sung pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật để giải quyết các quanhệ dân sự một cách có hiệu quả.

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa áp dụng lẽ công bằngđể giải quyết các tranh chấp dân sự như sau: Áp dụng lẽ công bằng để giải quyếttranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong trường hợp xemxét, giải quyết tranh chấp thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự mà cácbên trong quan hệ không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định hoặc có quyđịnh nhưng quy định hiện có không thể điều chỉnh hết quan hệ đang được xem xét,giải quyết mà không có tập quán được áp dụng, không có quy định để áp dụngtương tự về luật và không có án lệ để áp dụng thì áp dụng lẽ công bằng.

3. Điều kiện áp dụng lẽ công bằng

Lẽ công bằng là một quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các yếutố cấu thành lẽ công bằng không được pháp luật quy định cụ thể gồm những gì.Nhưng lẽ công bằng là một chuẩn mực pháp lý được thể hiện trong các quan hệ xãhội và thể hiện rõ phương thức pháp lý trong việc áp dụng. Từ cơ sở lý luậnnày, cách thức áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, cần xác địnhtheo các điều kiện sau đây:

- Tranh chấp đang được xem xét giải quyết thuộc đối tượng điềuchỉnh của luật dân sự (Quan hệ về tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ vàquan hệ về nhân thân phi tài sản);

- Các bên tranh chấp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuậnđược, pháp luật không có quy định, không có tập quán, không có quy định để áp dụngtương tự, không có án lệ. Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng thuộc tòa án các cấp.

- Áp dụng lẽ công bằng căn cứ vào từng tranh chấp riêng biệt,thậm chí những tranh chấp cùng loại thì việc áp dụng lẽ công bằng cũng khôngnhư nhau. Áp dụng lẽ công bằng cần thiết và quan trọng là việc xác định chủ thểthuộc các bên tranh chấp, có tính đến những người yếu thế và tính phức tạp, quymô về tài sản của tranh chấp và tính thực tế, khách quan của sự kiện phát sinhlà những tranh chấp cần phải được giải quyết cho phù hợp với đạo lý thông thường.

Khi áp dụng lẽ công bằng, không nên nhìn nhận vấn đề nàypháp luật quy định rồi, thì việc áp dụng lẽ công bằng có thật sự cần thiết haykhông? Pháp luật có quy định, nhưng còn nhiều quan hệ chứa đựng và phát sinh mộtcách khách quan trong nhóm quan hệ cụ thể, mà quy định hiện có không thể điềuchỉnh thỏa đáng, thì lẽ công bằng vẫn có thể được áp dụng. Mục đích của pháp luậtlà bảo đảm công bằng, nhưng để giải quyết được triệt để tranh chấp, bảo đảmnguyên tắc công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệpháp luật dân sự, thì lẽ công bằng vẫn có thể được áp dụng nhằm khắc phục khoảngtrống của pháp luật hoặc pháp luật không điều chỉnh hết được các tranh chấpđang phát sinh.

4. Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng

Theo quy định hiện hành, thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng thuộctoà án đang xét xử vụ án. Để bảo bảo tính khách quan và công bằng trong quátrình giải quyết tranh chấp và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bênđương sự. Khi áp dụng lẽ công bằng, toà án có vai trò quan trọng trong việc điềukhiển quá trình tranh tụng và tuân theo những nguyên tắc, thủ tục tố tụng dân sự,bảo đảm quyền bình đẳng của các bên đương sự trong quá trình tranh tụng. Trongquá trình tranh tụng để áp dụng lẽ công bằng, chủ toạ phiên toà phải tạo mọi điềukiện cần thiết cho những người tham gia tranh tụng bày tỏ quan điểm của mình vàcó quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến, chứng cứ không liên quan đến vụán. Như vậy, việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự có nhữngnội dung, phương thức tranh tụng tại phiên toà cũng không có sự khác biệt nàoso với các tranh chấp dân sự có sẵn quy phạm pháp luật để viện dẫn áp để giảiquyết tranh chấp. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên toà giải quyếttranh chấp bằng việc áp dụng lẽ công bằng cũng tuân theo quy định tại Điều 247BLTTDS năm 2015. 

Khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự,trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi rõ những yêu cầu khởikiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầuphản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền, nghĩavụ liên quan để qua đó căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã xem xét tại phiêntoà, kết quả tranh tụng tại phiên toà để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ,khách quan về các tình tiết của vụ án, những sự kiện để áp dụng lẽ công bằng.Căn cứ phán quyết của toà án là dựa trên lẽ công bằng, các yếu tố của lẽ công bằngđược mô tả, viện dẫn áp dụng. Thay vì viện dẫn điều luật trong các vụ tranh chấpcó luật để áp dụng hoặc có tập quán để áp dụng hoặc có luật để áp dụng tương tựhoặc có án lệ để áp dụng, thì trường hợp lẽ công bằng được áp dụng để giải quyếttranh chấp cũng phải được toà án xác định rõ.

Căn cứ vào quyết định của bản án sơ thẩm được áp dụng lẽcông bằng để giải quyết, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơquan, tổ chức, cá nhân khởi kiện cũng có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theoquy định tại Điều 271 BLTTDS năm 2015 như đối với các bản án thông thường khác.Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm áp dụng lẽ công bằnglà 15 ngày, kể từ ngày tuyên án và thời hạn kháng cáo cũng tuân theo quy định tạiĐiều 273 BLTTDS năm 2015. 

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng lẽ công bằng

Áp dụng lẽ công bằng là áp dụng quy định của pháp luật về lẽcông bằng. Nhưng quy định lẽ công bằng không thể hiện rõ nội hàm, mà quy địnhkhái quát. Vì vậy, khi áp dụng lẽ công bằng cần phải xem xét các yếu tố có liênquan đến phạm vi tranh chấp, đặc điểm của tranh chấp, các bên chủ thể của tranhchấp và các chủ thể khác có liên quan.

Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp theo nguyên tắcbảo đảm quyền bình đẳng về mặt pháp lý của các bên chủ thể. Quyền bình đẳng củacác bên chủ thể trong tranh chấp được xác định dựa vào tiêu chí lẽ công bằng.Vì vậy, cần xác định những yếu tố tác động, ảnh hưởng việc xác định lẽ công bằngsau đây:

- Cần xác định rõ điều kiện, hoàn cảnh về không gian và thờigian các bên chủ thể xác lập quan hệ hoặc những sự kiện phát sinh do ý chí chủquan của một bên hoặc cả hai bên trong một quan hệ pháp luật cụ thể về tài sảnhoặc về nhân thân. Từ cơ sở xác định này, để có căn cứ xác định mối quan hệ phổbiến, quan hệ nhân quả của sự kiện phát sinh và hậu quả pháp lý xảy ra. Yếu tốý chí của các bên chủ thể cần phải xác định rõ là ý chí chủ quan hay hoàn cảnhkhách quan ngoài ý chí của chủ thể theo đó sự kiện pháp lý phát sinh theo ý muốnhay ngoài ý muốn của chủ thể để có căn cứ áp dụng lẽ công bằng, bảo vệ quyền, lợiích chính đáng của một bên hoặc lợi ích của người thứ ba.

- Xác định cụ thể những nguyên nhân khách quan mà quyền, lợiích hợp pháp của một bên trong quan hệ pháp luật dân sự bị thiệt thòi. Nguyênnhân khách quan có thể là hành vi của người thứ ba hoặc do sự biến pháp lýtương đối hoặc tuyệt đối cụ thể mà hậu quả của nó xâm phạm quyền, lợi ích chínhđáng hoặc đáng lẽ có được nhưng bị mất mát, bị giảm sút không chính đáng.

- Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp về tài sảnvà nhân thân, cần xác định mức độ nhận thức của chủ thể do điều kiện kinh tế,hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình chi phối hoặc do năng lực nhận thức của cánhân mà dẫn đến những tranh chấp dân sự. 

- Năng lực của thẩm phán áp dụng lẽ công bằng để giải quyếttranh chấp dân sự là người có năng lực nhận thức nhiều kiến thức thuộc nhiềulĩnh vực khác nhau, ngoài kiến thức về chuyên môn pháp luật là bắt buộc đối vớithẩm phán.

- Xác định các yếu tố là nguyên nhân dẫn đến quyền, lợi íchcủa một bên bị thiệt hoặc lợi ích của người thứ ba bị xâm phạm nếu trong điềukiện bình thường thì những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của chủ thể đượcbảo đảm thực hiện nhưng lại bị mất đi không chính đáng, không do lỗi của chủ thể.

6. Hệ quả pháp lý của việc áp dụng lẽ công bằng 

Việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự lànhằm giải quyết kịp thời, dứt điểm những tranh chấp dân sự phát sinh trong xã hộitrong trường hợp chưa có quy phạm, không có tập quán, không có luật để áp dụngtương tự, không có án lệ để áp dụng. Áp dụng lẽ công bằng giải quyết các tranhchấp dân sự góp phần bảo đảm cho các quyền dân sự chính đáng của chủ thể được bảođảm thực hiện, đồng thời giữ gìn mối đoàn kết trong nhân dân, bảo đảm cho cácquyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự,thương mại được bảo đảm thực hiện.

Việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự là căn cứ để cơ quan lập pháp ban hành văn bản pháp luật nhằm khắc phục kịp thời những “lỗ hổng” của pháp luật cho phù hợp với quan hệ pháp luật dân sự, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ trong xã hội về tài sản và nhân thân thuộc lĩnh vực pháp luật dân sự.

PGS. TS. PHÙNG TRUNG TẬP
Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Luật Hà Nội
TCNCLP
/dai-dich-covid-19-khoa-hoc-xa-hoi-giup-tra-loi-nhung-cau-hoi-gi.html