/ Tin nổi bật
/ Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão SONCA, hướng vào đất liền Đà Nẵng đến Quảng Ngãi

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão SONCA, hướng vào đất liền Đà Nẵng đến Quảng Ngãi

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Trưa nay (14/10), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5 có tên quốc tế là SONCA.

Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: KTTV.

Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông cách Đà Nẵng-Quảng Nam khoảng 250km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h.

Dự báo vào khoảng 22 giờ ngày 14/10 áp thấp di chuyển theo Tây Tây Bắc, 15 km/h, có khả năng mạnh lên thành bão,  cách Đà Nẵng - Quảng Nam khoảng 150 km về phía Đông Đông Nam, cường độ 8, giật cấp 10.

Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 tại phía Tây Bắc khu vực giữa Biển Đông và phía Tây Nam khu vực Bắc Biển Đông; vùng biển từ Quảng Trị đến Phú Yên.

Đến khoảng 10 giờ ngày 15/10, bão di chuyển theo Tây Tây Bắc với tốc độ 10 - 15 km/h, có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực đất liền các tỉnh Đà Nẵng - Quảng Ngãi mạnh cấp 6, giật cấp 8, cấp độ rủi ro cấp 3 tại phía Tây Bắc khu vực giữa Biển Đông và phía Tây Nam khu vực Bắc Biển Đông; vùng biển từ Quảng Trị đến Phú Yên.

Cảnh báo, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực giữa Biển Đông có mưa rào và dông mạnh; gió mạnh cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh.

Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh. Vùng biển từ Quảng Trị đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 10, biển động mạnh.     

Trên đất liền, từ chiều tối ngày 14/10, khu vực đất liền ven biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng chịu ảnh hưởng của gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9.

Khu vực giữa Biển Đông, sóng biển cao từ 3 - 5m; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), sóng biển cao từ 4 - 6m; vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, sóng biển cao từ 2 - 4m. 

Ven biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định cần đề phòng nước dâng cao 0,2 - 0,4m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây ngập úng vùng trũng, thấp, sạt lở bờ biển.

Tổng lượng mưa tích lũy cả đợt tính tính từ đêm ngày 13/10 đến hết ngày 16/10:

- Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai 150-200mm, có nơi trên 250mm.

- Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam 400-500mm, có nơi trên 700mm.

- Quảng Ngãi 300-400mm, có nơi trên 500mm.

- Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 70-150mm, có nơi trên 200mm.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Công điện 939/CĐ-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ tại miền Trung. Theo đó, để chủ động ứng phó tình huống thiên tai phức tạp, đặc biệt là nguy cơ lũ chồng lũ, sạt lở đất, lũ quét, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương đề cao cảnh giác, không được chủ quan, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, đồng thời chủ động, sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và đợt mưa lũ tới.

PV

Hà Nội nghiên cứu dự án tuyến đường sắt đô thị số 6 đoạn Nội Bài-Ngọc Hồi

Lê Minh Hoàng