/ Pháp luật - Đời sống
/ Ba điểm mới quan trọng nhất tác động đến người dân trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Ba điểm mới quan trọng nhất tác động đến người dân trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Nhà nước với tư cách là đại diện cho sở hữu toàn dân về đất đai thì quản lý đất đai phải thông qua quy hoạch, nên việc hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai làm sao để đáp ứng nhu cầu là rất quan trọng. Phân bổ quản lý nguồn lực này một cách tiết kiệm, công bằng, minh bạch hài hòa giữa các lợi ích, các lĩnh vực kinh tế, giữa các địa phương, giữa hiện tại tương lai, giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

Ảnh minh họa.

Xuất phát từ những vấn đề đặt ra, Nghị quyết 18 Hội nghị Trung ương 5 đã đưa ra 6 nhóm chính sách lớn rất quan trọng để tập trung giải quyết vấn đề đang tồn tại, yếu kém hiện nay. Đánh giá về ba điểm mới quan trọng nhất, tác động mạnh mẽ nhất đến người dân và doanh nghiệp trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà gồm:

Thứ nhất là vấn đề liên quan đến quy hoạch.

Nhà nước với tư cách là đại diện cho sở hữu toàn dân về đất đai thì quản lý đất đai phải thông qua quy hoạch, nên việc hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai làm sao để đáp ứng nhu cầu là rất quan trọng. Phân bổ quản lý nguồn lực này một cách tiết kiệm, công bằng, minh bạch hài hòa giữa các lợi ích, các lĩnh vực kinh tế, giữa các địa phương, giữa hiện tại tương lai, giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

Thứ hai là liên quan mật thiết đến tồn tại vướng mắc, tố cáo, mất an ninh trật tự, tham nhũng, trục lợi, tài chính, định giá đất đai.

Nếu làm tốt phương pháp định giá đất thì thị trường đất đai sẽ minh bạch, công bằng. Với tài chính đất đai, chúng ta thay đổi cách quản lý từ hành chính mệnh lệnh sang công cụ kinh tế, dùng công cụ để xử lý các dự án chậm đưa vào hoạt động, nhà đầu cơ, thổi giá. Nhờ các công cụ này, chúng ta tiếp tục làm lành mạnh hóa công tác quản lý đất đai, bảo vệ lợi ích người dân, bảo vệ cán bộ.

Vấn đề thứ ba là chuyển đổi số, áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với đa mục tiêu, tập trung thống nhất, có thể quản lý đất đai với tư cách là cơ quan Nhà nước thay mặt nhân dân gồm số lượng, chất lượng và kinh tế đất đai.

Qua chuyển đổi số, chúng ta cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Nhà nước phục vụ, cung cấp mọi dịch vụ công, mọi thông tin đất đai đến người dân ở mọi nơi, mọi lúc.

Bộ trưởng cho rằng ba chính sách này có mối quan hệ hữu cơ, khi chúng ta làm được sẽ giải quyết được cơ bản các vấn đề đang tồn tại.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã quy định kỳ quy hoạch là 10 năm, kế hoạch sử dụng đất 5 năm. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Quốc hội thông qua. Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đang được các địa phương triển khai.

Liên quan đến thời gian hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Nghị quyết 18 của Trung ương đã yêu cầu hoàn thành trong năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với địa phương hoàn thành để tạo nền tảng cho công tác quản lý đất đai theo mô hình hiện đại.

HỒNG HẠNH

Dự thảo quy định về quan hệ phối hợp hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Lê Minh Hoàng