/ Tin nổi bật
/ Bài phát biểu của Thủ tướng khai mạc Hội nghị với doanh nghiệp

Bài phát biểu của Thủ tướng khai mạc Hội nghị với doanh nghiệp

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Luật sư Việt Nam Online trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khai mạc Hội nghị trực tiếp và trực tuyến “Thủ tướng chính phủ gặp doanh nghiệp: Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”.

Thưa quý vị Đại biểu, Các đại diện của các thành phần kinh tế,

Thưa đồng bào, đồng chí,

Thaymặt lãnh đạo Chính phủ, tôi xin chào mừng quý vị đến dự Hội nghị quan trọng này.

Nhưquý vị đã biết, đã có một Việt Nam hào khí vào những thời khắc này của cách đâyhàng chục năm. Người dân Việt Nam khi ấy đã sống trongkhông khí hân hoan của những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc như Chiến thắngMùa Xuân 30/4, Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5) lừng lẫy năm châu chấn động địacầu. và chúng ta vừa đi qua ngày Hội của những người lao động khắp thế giới1/5, đặc biệt ngày hôm nay 9/5- Hồng quân Liên Xô đã hoàn toàn chiến thắng Phátxít Đức.

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm vànói chuyện vớicán bộ, công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ và Nhà máy Đèn Bờ Hồ. Người từng nói: “Chúngta có quyết tâm, chúng ta nhất định khôi phục được kinh tế, nâng cao được đời sốngcủa toàn dân” Lời động viên của Người là một tài sản vô giá, như lời hiệutriệu đã tạo động lực cho nhân dân Miền Bắc khôi phục và tăng gia sản xuất, làmtốt vai trò hậu phương cho tiền tuyến lớn Miền Nam.

Cũng tháng 5, vào ngày 19của cách đây đúng 130 năm, non sông ViệtNam đã sinh ra Hồ Chí Minh và rồi Người đã làm rạng danh dân tộc Việt Nam ta.Với lẽ đó, nếu như năm 2020 được xem là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đấtnước thì Tháng 5 có thể xem một trongnhững tháng đẹp nhất và có ý nghĩa trong năm ở Việt Nam.

Thưa quý vị Đại biểu,

Chúngta đang ở vào thời khắc mang tích bước ngoặc mới của lịch sửdo đại dịch mang tên Covid-19 gây ra. Hiếm có một biến cố y tế nào có tác độngđến hầu hết các quốc gia và vũng lãnh thổ như đại dịch Covid-19. Nó vượt xa tácđộng của đại dịch SARS 2002, đại dịch cúm H1N1 (2009) và có thể so sánh với cácđại dịch trong lịch sử nhân loại như đại dịch hạch, cái chết đen, bệnh đậu mùa,đại dịch tả, cúm Tây Ban Nha, đại dịch sởi, v.v… 

Về mặt y tế:Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên hành tinh này. Đến thờiđiểm hiện nay đã có gần 4 triệu người nhiễm bệnh ở hơn 210 quốcgia/vùng lãnh thổ, gần 300 nghìn người chết.

Trên phương diện kinh tế,khủng hoảng y tế đã tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế, từ phía cung đếnphía cầu, từ thị trường tài chính đến nền kinh tế thực, từ sản xuất đến tiêudùng, từ công nghiệp đến dịch vụ, từ hàng không đến du lịch, từ nội thương đếnngoại thương, từ các ngành thâm dụng lao động cho đến thâm dụng công nghệ, từ dầumỏ đến ô tô, từ các nước đang phát triển đến quốc gia phát triển, bất kể quy môkinh tế nhỏ hay lớn đều không tránh khỏi tác động.

Tuy nhiên, như bao biến cốlớn lịch sử, cuối cùng loài người cũng sẽ chiến thắng mặc dù có thể có nhiều tổnthất và mất mát, thậm chí có những người đã không thể vượt qua. Vậy ai sẽ làngười sống sót? Trong lĩnh vực sinh học, Cha đẻ thuyết tiến hóa Darwin từngnói: Không phải loài mạnh nhấthay thông minh nhất mà loài có khả năng thích nghi tốt nhất sẽ sống sót.”. Tronglĩnh vực xã hội, có thể tạm nói rằng những doanh nghiệp, những Hợptác xã, những hộ cá thế có thể tham dự sự kiện hôm nay là những Cơ sở sản xuấtkinh doanh có năng lực cạnh tranh thích nghi tốt nhất. Trong khi chúng tavui vì điều này thì chúng ta cũng rất tiếc khi đã có những doanh nghiệp gặp khókhăn phải giải thể hoặc phá sản thời gian qua.[1]

Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ3% là rời thị trường, còn lại 97% đang chờ cầu đề hoạt động trở lại. TPHCM quýI tăng 1,03% GDP chứ không phải 0,42% như đã công bố. TP Hà Nội GDP quý I là3,5% còn ở Hải Phòng tăng đến 14,9%.

Thưa quý vị,

Tác động của đại dịch lênkinh tế thật to lớn. Theo tổ chức Oxfam: “Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịchCovid-19 gây ra có sức ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính toàn cầu2008.” Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm 3% trong năm nay, đánh dấu mộtcuộc suy thoái sâu nhất kể từ Đại suy thoái của những năm 1930 (Lưu ý, năm2009, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng của thế giới cũng chỉgiảm 1,68%). Trong khi đó, Mỹ tăng trưởng âm 5,9%, khu vực Euro âm 7,5%. Kinhtế Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên trong gần ba thập kỷ, khi tăng trưởng âm6,8% trong quý 1 so với cùng kỳ. Các nền kinh tế ASEAN-5 dự báo cũng tăng trưởngâm 0,6% trong năm nay.

Riêng với Việt Nam, cuốitháng 3, Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay.Quý 1 vừa qua chúng ta đạt tăng trưởng 3,82%, mặc dù mức thấp nhất của Quý 1trong hơn 10 năm gần đây, tuy nhiên đây vẫn là mức tăng trưởng khá cao so với bốicảnh chung của thế giới. Nhận định của WB cho thấy Việt Nam vẫn duy trì được nềntảng khá tốt, ở mức cao nhất trong khu vực ASEAN và Châu Á. Trong số các nướcASEAN 5, Việt Nam là quốc gia có triển vọng tăng trưởng tốt nhất.

Trước thách thức đó, ViệtNam đã theo đuổi chiến lược “mục tiêukép”, một mặt vừa phòng chống dịch, mặt khác vẫn đảm bảo duy trì hoạt độngkinh tế tối thiểu đi kèm với các cải cách thể chế và cơ cấu để ngọn lửa tăng trưởng vẫn phải cháy và có thểsớm bùng lên trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.

Trên phương diện ytế: Mô hình chống dịch của Việt Nam được nhiều nước và tổchức quốc tế như WHO đánh giá cao. Đến nay, sau hơn 23 ngày, Việt Nam không cóca nhiễm mới (trừ người nhập cảnh vào VN đã được cách ly) và cũng chưa có ngườichết. Tại sao chúng ta có thể thành công như vậy? Trước hết đó là do dân tộc tađã có sẵn chất đề kháng của tinhthần đoàn kết, tiếp đó là tính kỷ luật và tuân thủ của người dân. Điều này chothấy một chân lý, đó là nếu mỗi ngườichấp nhận hy sinh một phần lợi ích nhỏ của mình thì tất cả đều được lợi, mặtkhác Đảng, Nhà nước chúng ta đã có quyết sách đúng, quyết liệt, kịp thời và đồngbộ. Chúng ta không được chủ quan nhưng cũng đừng lo lắng vì chúng ta đã kiểmsoát được Covid 19 rồi.

Trên phương diệnkinh tế: Mặc dù phải tuân thủ các lệnh giãn cáchxã hội và sự gián đoạn nguồn cung do tình trạng đóng cửa thị trường ở nhiều nướcnhưng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mứctăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân đạt được của các nước phát triểnngay trong thời kỳ thuận lợi. Trong khi nhiều nước phát triển đang chịugánh nặng tài chính lớn thì VN đã tích lũy được nguồn lực nhờ những năm tăngtrưởng thuận lợi gần đây. Điều này chothấy VN không phải quá phụ thuộc vào thị trường thế giới như nhiều ý kiến, đồngthời chứng minh rằng năng lực nội sinh của kinh tế VN, của cộng đồng doanh nghiệpVN là vô cùng lớn.

Tôixin lấy ví dụ: Như chúng ta đã thấy, trong bối cảnh khó khăn chung,nhiều doanh nghiệp duy trì tính bền vững, thậm chí tăng trưởng tăng cao; thịtrường chứng khoán nhìn chung đi xuống nhưng vẫn có nhiều cổ phiếu tăng trưởnghoặc duy trì giá trị. Tại sao? Đó là vì các doanh nghiệp ấy hoạt động tronglĩnh vực cốt lõi, luôn hướng đến các giá trị đích thực, vì lợi ích con người, lấycon người làm trung tâm chứ không phải theo đuổi các giá trị ảo. Những doanhnghiệp như vậy sẽ không bao giờ thất bại.

Thưa quý vị,

Để góp phần giảm nhẹ cáctác động của dịch bệnh lên nền kinh tế và đời sống người dân, thời gian qua BộChính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo vàchính sách hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn.

Mới đây Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra yêu cầu “Chốngdịch nhưng nhiệm vụ lớn nhất là sản xuất phải phát triển, đời sống nhân dân đượcbảo đảm.” Tôi cũng từng nói, khi các lệnh giãn cách được nới lỏng,dịch bệnh qua đi, các nhịp đập xã hội dần trở lại bình thường, nền kinh tế sẽ như chiếc lò xo bị nén lại vàgiờ là lúc sẵn sàng để bung ra.

Vớitinh thần đó, Thủ tướng đã chỉ đạo cả hệthống phải tập trung hơn nữa việc khởi động lại nền kinh tế, phấn đấuGDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới4%. Muốn như vậy, chúng ta phải tậptrung vào 5 mũi giáp công: (1) thu hút đầu tư các thành phần kinh tếtrong nước, trước hết là đầu tư tư nhân, (2) thu hút FDI, (3) đẩy mạnh xuất khẩu,(4) thúc đẩy đầu tư công, (4) khuyến khích tiêu dùng nội địa.

Để cụ thế hóa chiến thuật đó, Hội nghị hôm nay được tổ chức nhưng trongmột bối cảnh, điều kiện và yêu cầu rất khác so với nhiều hội nghị Thủ tướng vớiDN từng được tổ chức trước đây.

Tôi xin nêu mong muốn: Hội nghị hôm nay phải thể hiện được tinh thần yêu nước, mà yêu nước thìphải hành động, mà hành động thì phải quyết liệt; phải có quyết tâm mạnh mẽtrong điều kiện mới; như lò xo bị nén lại, giờ bật lên để phát triển. Việt Namchúng ta, doanh nghiệp ở đất nước Việt Nam cần đóng góp vào phát triển hình chữV chứ không phài là chữ U mà càng không thể là chữ W.

Chúng ta thừa nhận rằngViệt Nam còn nhiều nút thắt. Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cá nhân Thủ tướngluôn lo nghĩ đến điều này. Tuy nhiên, Hội nghị này không phải là dịp để bàn lùi,than nghèo, kể khổ; không phải kể lể, than vãn về những khó khăn của doanh nghiệpmà phải nêu được những trở ngại lớn đối với cả ngành, đề xuất ý tưởng, giảipháp để cả ngành, cả đất nước đi lên. Chính phủ sẽ tìm cách thúc đẩy DN tăngnăng suất bởi chỉ có tăng năng suất mới là nguồn gốc bền vững của lợi nhuận.

Đểđạt được mục tiêu đó của Hội nghị hôm nay, các ngành ở Trung ương, các địaphương, DN phải dành thời gianphát biểu quý giá của mình để hiến kế, đề xuất với chính phủ.Doanh nghiệp phải chủ động, tích cực hơn trongviệc tham gia xây dựng luật pháp, thực thi trên nguyên tắccông bằng, bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh, và hiệu quả.

Tôi đặt kỳ vọng: Hội nghị lần này cóý nghĩa quan trọng, đó là Hội nghị thể hiện sự kết tinh của tinh thần yêu nướccủa người dân và doanh nghiệp đối với sự phát triển của đất nước; một quyết tâmtái cơ cấu, vượt lên trên các yếu kém để tăng tốc phát triển, đạt mục tiêu tăngtrưởng. Đây là cơ hội đểchúng ta không chỉ tạo dựng tinh thần đoàn kết và niềm tin, mà còn cả bản lĩnh,trí tuệ, lòng yêu nước, yêu lao động của chúng ta. Lao động là vinh quang, làmviệc để thấy mình có vinh dự và còn có khả năng lao động, đóng góp cho xã hội,quê hương, đất nước. Các doanh nghiệp kể cả hệ thống ngân hàng cùng nhau sẻchia, cùng nhau hợp tác và quyết tâm cao để đóng góp cho sự phát triển đất nước,phát triển bản thân doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động.

Tinh thần này phải đượclan tỏa mạnh mẽ và có chiều sâu trong cả hệ thống các cơ quan Nhà nước lẫndoanh nghiệp, người lao động. Hội nghị lần này phải cókết quả cụ thể, không nói suông, nói rồi để đó; phải thể hiện được tinh thầntháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng tốc phát triển và với trách nhiệm đó,ngoài sự phấn đấu quyết liệt, chủ động của bản thân doanh nghiệp và người dânthì trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các cấp, ngành rất quan trọng.

Đối với bộ ngành:Các bộ ngành phải xắn tay áo vào làm,các địa phương phải tháo gỡ trực tiếp cho doanh nghiệp. Một tinh thần cải cáchđổi mới thúc đẩy phát triển trong lúc chúng ta gặp khó khăn cần phải được hunđúc. Một tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; một tinh thần dám đổimới, kiến tạo phát triển; một tinh thần dựa vào sức mạnh của 100 triệu dân. Chúngta cần lưu ý trong giải quyết công việc, Không phải quyền anh, quyền tôi lúc này màchính là vì đất nước, vì dân tộc, vì 100 triệu dân, cần quán triệt để có sự hợptác thành công.

Thủ tướng yêu cầu: Trong phát biểu của các bộ ngành hôm nay phải rõràng, chất lượng, trọng tâm, đặc biệt là phải nêu rõ được những hỗ trợ, chínhsách nào, giải pháp nào khác và mới mẻ đối với doanh nghiệp thay vì chỉ nói “toàn chuyện biết rồi”. Và đặc biệt làphải quản lý cán bộ công chức, chống lại sự vô cảm, tiêu cực, nhũng nhiễu, gâykhó dễ cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, cùng với việc chấn chỉnh, quản lýcán bộ, thì phải đẩy manh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước,tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữacán bộ  với người dân, doanh nghiệp tronggiải quyết công việc.

Do đó, Hội nghị này phải nêu được những giải pháp, ý tưởng mới, chẳng hạn nhưvề thị trường,về kết nối chuỗi giá trị, về một chất keo để dán lại các điểm đứt gãy, về lao động,thuế, phí, v.v…, nhất là thủ tục về đất đai.

 Chúng ta đã có gói “Đùm bọc” hay “San sẻ” 62.000 tỷ đồng rồi, chưa kể giảmgiá điện 12 ngàn tỷ đồng, giảm giá viễn thông, internet 15 ngàn tỷ đồng, giảmgiá nước sinh hoạt 10 ngàn tỷ đồng; bây giờ là lúc bàn đến chính sách “Tăng tốc”hay chính sách “Đòn bẩy”

Chúng ta đã chứng kiến tinh thần “Chốngdịch như chống giặt”, giờ đây, tinh thần “Chống trì trệ như chống dịch” cần phải được thúc đẩy.Thủtướng đã nhiều lần nêu virus trì trệ? Vậy virus trì trệ ở đâu? Đừng nhìn ngườikhác, cơ quan/tổ chức khác, bộ ngành khác, địa phương khác. Virus trì trệ nằmngay trong chính bản thân chúng ta, tổ chức của chúng ta, địa phương của chúngta, doanh nghiệp của chúng ta. 

Đốivới doanh nghiệp, Thủ tướng có 6 lời đề nghị dànhcho cộng đồng DN Việt Nam:

1-Yêutổ quốc: Vì làm gì mà không nghĩ đến tổ quốc thìkhông thể thành doanh nghiệp lớn được. [Yêu tổ quốc cũng có nghĩa là phảithượng tôn pháp luật, phải có tinh thần chia sẻ. Nhân đây, Thủ tướng gửilời cảm ơn các DN đã đồng hành và chia sẻ khó khăn với Chính phủ, nhiều tấmgương chia sẻ, nhân ái thật là cảm động, doanh nghiệp lớn góp nhiều, doanh nghiệpnhỏ góp ít, nhiều hộ cá thể sẵn sáng nhường cơm sẻ áo lúc dịch bệnh]

2-Đoàn kết:Vì mất đoàn kết là tự mình làm yếu mình, cần hợp tác với nhau, chia sẻ cùngnhau.

3-Khôngnản chí: Vì nản chí là tự mình bỏ cuộc [Môi trườngkinh doanh nào cũng có khó khăn và thách thức. Do đó đừng nghĩ không khó khăn,đừng mong dễ dàng, vì dễ dàng thì đã không đến lượt chúng ta]

4-Năngđộng/quyết đoán: Vì thụ động/lưỡng lự là tự mình đánh mấtcơ hội.

5-Sáng tạo:Vìthiếu sáng tạo là tự mình tụt lại phía sau.

6-Có niềm tin:Vì không có niềm tin là tự mình chối bỏ mình.

Thưa quý vị,

Tôixin nhắc lại: Việc dự thảo Chiến lược kinh tế- xã hội10 năm 2021- 2030 để trình Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt: một tầm nhìn rằng Việt Nam sẽ trở thành mộtquốc gia thịnh vượng vào năm 2045 có thể sánh vai với cácnước trong khu vực và thế giới. Dịch bệnh không làm chúng ta thay đổi mục tiêuvà tầm nhìn này.

Tôixin hỏi: Vậy tầm nhìn của doanh nghiệp 2045 thế nào?Doanh nghiệp các bạn sẽ ở đâu vào năm 2045?

Kinh tế nhà nước thờigian khó khăn, dịch bệnh đã phát huy vai trò tốt như phân phối, cung cấp điệnnước, viễn thông, cung cấp gạo,… Hiện chúng ta đã có các tập đoàn lớn vươn tầmcạnh tranh quốc tế như Vietel, VNA, Thaco, Vingroup, FPT,  TH TrueMilk, Vinamilk vv…

Tuy nhiên, Việt Nam vẫnchưa có DN nào lọt tốp 500 DN lớn nhất thế giới. Liệu đến 2045, tức tròn 25 nămnữa, chúng ta có thể có những DN tầm cỡ thế giới không? Thiết nghĩ, 25 năm là đủđể xuất hiện những doanh nghiệp khổng lồ mang tên Việt Nam (Made in Việt Nam).

Hãy nhớ rằng, 25 năm trướcthế giới chưa từng nghe đến Facebook (2004), Alibaba (1999), Google (1998)… Mong các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta hãynghĩ đến khả năng đó; không điều gì là không thể; hãy dám nghĩ lớn, làm lớn; đừngsợ thất bại vì thất bại là mẹ thành công; hãy cứ ước mơ và hành động, biến ướcmơ thành hiện thực.

Thưa các đồng chí và thưa quý vị đại biểu,

Sau thời gian dãn cách xãhội, có lẽ các lãnh đạo doanh nghiệp đã có đủ thời gian quý báu để tư duy lại về con đường phát triển mới doanhnghiệp mình? Thiết nghĩ, đây là cơ hội to lớn cho cộng đồng DN Việt Namchúng ta. Cơ hội này trước hết dành cho DN trong nước, nhưng nếu chúng ta khôngbiết tận dụng, không nắm bắt được cơ hội đó, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đếnlấy. Xin nêu 2 thí dụ:

Trong 4 tháng đầu năm 2020, cam kết vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nướcngoài FDI đạt 12,3 tỷ USD, mặc dù giảm 15,5% so cùng kỳ, song điều ngạc nhiênlà giá trị vốn cam kết đã tăng trở lại trong tháng 4 khoảng 81% so với tháng 3trước đó và tăng hơn 62% so với tháng 4 năm trước. Tôi đánh giá cao đầu tư vàoViệt Nam của các FDI.

Riêng tháng 3/2020, có hơn 80 tỷ USD rút khỏi các quỹ đầu tư trái phiếuvà cổ phiếu thị trường mới nổi. Trong gam màu xám đó, Việt Nam xếp hạng 12/66thị trường mới nổi về độ vững mạnh tài chính. Điều này cho thấy, tiềm năng tăngtrưởng dài hạn của Việt Nam là vô cùng lớn và luôn bền vững ngay cả trong nhữngthời khắc khó khăn như vừa qua và thị trường chứng khoán ngày hôm qua tăng trưởngtốt, nước ngoài đã mua ròng mạnh mẽ chấm dứt bán ròng liên tục 26 phiên. TờEconomics đánh giá Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế an toàn sau đại dịch với cácchỉ số nợ công, nợ nước ngoài, chỉ số đi vay, dự trữ ngoại hối. Còn WB nhận định:kinh tế vĩ mô ổn định, nợ chính phủ xuống thấp, khả năng chống chịu, bao gồm cảdự trữ ngoại hối lớn, giảm lãi suất kịp thời,… Đó là kết quả những năm gần đâykinh tế phát triển, các cân đối lớn của nền kinh tế cũng được củng cố và tăngcường ở nước ta. Chúng ta đã ký hàng chục hiệp định thương mại tự do, mở rakhông gia chưa từng có trong việc tiếp cận thị trường quốc tế thuận lợi.

Có thể nói, làn sóng dịch chuyển chuỗi giá trị hiệnnay đang xem Việt Nam như một ô cờ vuatrung tâm mà các kỳ thủ nào cũng muốn sớm chiếm lĩnh. Các DN Việt Nam đangcầm quân trắng và có cơ hội đi trước. Cácbạn hãy nhanh tay tận dụng cơ hội đó!

Thưa quý vị,

Chúng ta từng nghĩ rằng vớinhững thành quả KT-XH đạt được trong năm 2019, việc hoàn thành các mục tiêu đặtra cho năm 2020 cũng như cho cả nhiệm kỳ 2016-2020 sẽ có những khó khăn. Tuynhiên, việc gì quá dễ dàng đạt được thì thường kém ý nghĩa. Đến nay, chúng tahiểu thêm rằng mức độ thành công đượcxác định không phải bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi những trở ngạichúng ta đã vượt qua.

Những lúc khó khăn nhất,gai góc nhất là dịp để mỗi chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sựđoàn kết, “đồng thanh tương ứng, đồngkhí tương cầu”; tô điểm cho bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người ViệtNam.

Và như ai đó đã từng nói,khó khăn không phải là thứ sinh ra để đánh bại chúng ta mà để chúng ta đánh bạinó, và như tôi đã nói, tháng 5 là một trong những tháng đẹp nhất trong năm –tháng sinh nhật Bác, tôi xin dẫn bài thơ Tự khuyên mình của Bácnhư để động viên chúng ta mỗi khi gặp khó khăn:

Víkhông có cảnh đông tàn 

Thìđâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Thưa các đồng chí và quý vị,

Hội nghị hàng triệu ngườinghe, kịch bản rất chặt chẽ, mong quý vị cho đúng giờ để nhiều người được trìnhbày trách nhiệm của ngành mình, địa phương mình, của doanh nghiệp mình với Tổquốc và quyết tâm lan tỏa.

Xin chúc sức khỏe và sự thành công của Hội nghị. Xin cảm ơn!