/ Phân tích - Nghiên cứu
/ Bàn về hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Bàn về hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

01/01/0001 00:00 |

Kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là nội dung quan trọng nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự. Bài viết này, tác giả tập trung đánh giá những khó khăn, đề xuất cơ chế thực hiện và kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra này trong thực tiễn.

Bàn về hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và hoạt động kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Theo quy định tại Điều 223 Bộ luật Tố tụng hình sự(BLTTHS) năm 2015, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt gồm: Ghi âm, ghihình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử. Trong đó,ghi âm bí mật là biện pháp ghi lại nội dung của cuộc trò chuyện, trao đổi củacác đối tượng tình nghi trong vụ án với nhau; ghi lại cuộc nói chuyện giữa đốitượng tình nghi với người tố giác tội phạm... Ghi hình bí mật là biện pháp ghilại hình ảnh của đối tượng nghi vấn có hành vi phạm tội để chứng minh, làm rõdiễn biến, tính chất của hành vi phạm tội.

Nghe điện thoại bí mật là biện pháp nghe và có thểghi lại lời nói của đối tượng nghi vấn để bổ sung chứng cứ chứng minh hành viphạm tội của đối tượng nghi vấn. Biện pháp nghe điện thoại bí mật có thể ghi lạicuộc trao đổi, bàn bạc của đối tượng khi chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội,các biểu hiện trong quá trình cũng như khi đã thực hiện hành vi phạm tội. Thuthập bí mật dữ liệu điện tử là thu thập một cách bí mật các thông tin dưới dạngđiện tử như: Ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh được tạo ra, lưu trữ,truyền đi bởi phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử có thể được mã hóa, được ẩnđi bởi sự chủ ý của người dùng, nhất là đối với các tội phạm sử dụng công nghệcao khi người phạm tội thường tìm mọi cách để che giấu những thông tin, tài liệuliên quan đến hành vi phạm tội của mình.

Với tính chất là những quy định mới, lần đầu tiên đượcquy định ở Việt Nam trong một văn bản tố tụng, thêm vào đó, đây là những biệnpháp điều tra có tính chất nhạy cảm, khi thực hiện sẽ có thể có những tác độnglớn tới các quyền cơ bản của con người, của công dân nên việc giám sát chặt chẽtrong quá trình áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là nội dungquan trọng nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạmtrong tố tụng hình sự. Vì vậy, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát (VKS) ngaytrong quá trình tiến hành tố tụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Mặt khác, do tính “đặc biệt” đó mà các biện pháp điềutra này cũng chỉ được triển khai trong một số loại tội phạm đặc biệt với phạmvi áp dụng tương đối hạn chế như: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm vềma túy; tội phạm về tham nhũng; tội khủng bố; tội rửa tiền; tội phạm khác có tổchức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt, VKS có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, đánh giá tính chất, mức độ cầnthiết phải áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt hay không? Nếu cóthì áp dụng biện pháp nào cho phù hợp, hiệu quả trong việc thu thập chứng cứ đểcó thể ra quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặcbiệt một cách kịp thời và chính xác nhất. Ngoài ra, VKS còn có trách nhiệm kiểmsát để quá trình áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của Cơ quan điềutra (CQĐT) phải tuân thủ triệt để quy định của BLTTHS năm 2015.

Theo đó, “quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”, điềuđó cũng có nghĩa, nếu VKS cùng cấp không phê chuẩn thì CQĐT không được áp dụngcác biện pháp này. Đây là một điểm đặc biệt khác biệt so với việc CQĐT áp dụngcác biện pháp điều tra công khai theo tố tụng.

Theo quy định tại Điều 38 Quy chế tạm thời công tácthực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hànhkèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân (VKSND) tối cao (sau đây viết tắt là Quy chế số 03), trong hoạt độngkiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Kiểm sát viên (KSV)cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, kiểm sát chặt chẽ nguyên tắc, căn cứ, điềukiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt, việc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điềutra tố tụng đặc biệt.

Thứ hai, trường hợp CQĐT đề nghị phê chuẩn áp dụngbiện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì KSV yêu cầu CQĐT cung cấp đầy đủ hồ sơ,tài liệu gửi kèm văn bản đề nghị VKS phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điềutra tố tụng đặc biệt. Sau khi nghiên cứu, KSV báo cáo, đề xuất Lãnh đạo đơn vị,Lãnh đạo VKS xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định áp dụngbiện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Thứ ba, trường hợp có căn cứ và xét thấy cần thiếtmà CQĐT không ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì KSVbáo cáo, đề xuất Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT ra quyếtđịnh áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; nếu CQĐT không thực hiện thìLãnh đạo VKS thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Trường hợp vụ án do CQĐT cấp huyện, CQĐT quân sự khuvực thụ lý, điều tra mà có căn cứ cần phải áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặcbiệt, nhưng Thủ trưởng CQĐT không đề nghị Thủ trưởng CQĐT cấp trên trực tiếpxem xét, quyết định áp dụng thì Viện trưởng VKSND cấp huyện, Viện trưởng VKSquân sự khu vực ra văn bản yêu cầu CQĐT đang thụ lý, điều tra đề nghị CQĐT cấptrên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng; nếu cơ quan này không thực hiện thìbáo cáo, đề xuất Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp yêu cầu CQĐT cấp tỉnh, CQĐTquân sự cấp quân khu xem xét, quyết định.

Do đây là biện pháp cần đảm bảo tuyệt đối bí mật khitriển khai, do đó, trên thực tế, hoạt động kiểm sát chủ yếu được thực hiệnthông qua kiểm tra hồ sơ, việc kiểm tra hồ sơ này có thể giúp cho KSV biết rõđược quá trình thực hiện thủ tục, biện pháp áp dụng, qua đó, thu thập các vi phạmtừ việc nghiên cứu hồ sơ để có cơ sở chắc chắn chứng minh vi phạm là có thật.

Đối với việc thu thập, bảo quản các chứng cứ thu đượctừ áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, VKS phải kiểm sát hoạt độngnghiệp vụ, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nghiệp vụ điều tra, việc bảo quản chứngcứ phải đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật.

Với các chứng cứ đặc thù tồn tại ở dạng âm thanh,hình ảnh, dữ liệu điện tử nên việc thu thập và bảo quản cũng phải tuân thủ theocác quy trình hết sức đặc biệt.

Trước tiên, các phương tiện ghi âm, ghi hình bí mật,nghe điện thoại bí mật phải đảm bảo chất lượng và có độ ổn định cao. Đối với âmthanh thu được, phải đủ các điều kiện về âm lượng, giảm thiểu tối đa độ nhiễu, ồn,phải có căn cứ để khi giám định xác định được vận tốc, cường độ, trường độ, nhịpcộng hưởng, âm sắc...

Đối với hình ảnh, VKS phải kịp thời nhắc nhở CQĐT đảmbảo chất lượng hình ảnh, kích thước, độ rõ nét, góc quay... và đặc biệt, phải đảmbảo về thời lượng của đoạn ghi âm, ghi hình để thuận lợi trong việc so sánh vớicác mẫu so sánh khi tiến hành giám định.

Đối với việc thu thập bí mật dữ liệu điện tử, cần đảmbảo kiểm sát để khẳng định dữ liệu là có thật, tồn tại khách quan, có nguồn gốcrõ ràng, không bị làm cho sai lệch, biến dạng, đã được tìm thấy và đang lưutrên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, USB, ổ cứng di động, đĩaquang, email, website, điện toán đám mây, account (tài khoản), nickname (bídanh) của đối tượng, server (máy chủ) của nhà cung cấp dịch vụ internet... Kiểmsát chặt chẽ để máy tính, máy điện thoại, email, USB, đĩa CD/DVD, dữ liệu thu từmáy chủ, chặn thu trên đường truyền... phải được ghi vào biên bản, niêm phongtheo đúng quy định, không bị tác động làm thay đổi dữ liệu kể từ khi thu giữ hợppháp và không thể can thiệp để thay đổi.

Quá trình phục hồi dữ liệu điện tử phải đảm bảo việcphục hồi, tìm kiếm chỉ được thực hiện trên bản sao; kết quả phục hồi, tìm kiếmphải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.

Dữ liệu điện tử khi được thu thập, phục hồi và phântích phải có ý nghĩa trong việc xác định có hay không có hành vi phạm tội; thờigian, địa điểm xảy ra vụ việc; phương thức, thủ đoạn gây án; công cụ, phương tiệngây án; số lượng, trình độ của đối tượng tham gia gây án, là cơ sở quan trọngcho việc xây dựng kế hoạch điều tra tội phạm, xác định chứng cứ... Vì vậy, phụchồi, tìm kiếm dữ liệu là hoạt động rất quan trọng cần phải được thực hiện và kiểmsát một cách chặt chẽ.

Mộtsố khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm sát việc áp dụng các biện pháp điềutra tố tụng đặc biệt

Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là một quy địnhmới trong BLTTHS năm 2015 nên quá trình áp dụng gặp phải một số khó khăn, vướngmắc như sau:

Thứ nhất, vì là quy định mới nên cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn chưa thực sự quenvới hoạt động tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; chưa có nhiềukinh nghiệm trong việc thực hiện và kiểm sát việc thực hiện các biện pháp này.

Khó khăn nhất cần phải đề cập là đặc thù của biệnpháp mang tính trinh sát từ trước vốn đã là nghiệp vụ bí mật. Công tác trinhsát là công tác đặc thù của ngành Công an, đặc trưng của công tác này là sự bímật trong hoạt động áp dụng. Tuy nhiên, khi đã luật hóa bằng quy định củaBLTTHS năm 2015 thì việc áp dụng các biện pháp này phải tuân thủ theo đúngtrình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định, cũng như tiến hành dưới sự kiểmtra, giám sát của một thiết chế đặc thù có vai trò kiểm sát là VKSND. Chính vìvậy, hoạt động áp dụng này cần phải có sự đổi mới, khác biệt so với áp dụng cácbiện pháp trinh sát trước kia.

Thứ hai, ngày 10/9/2012, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, VKSND tối cao, Tòa án nhân dân tốicao đã ban hành Thông tư liên tịch số10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộluật Hình sự (BLHS) về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễnthông (gọi tắt là TTLT số 10/2012), trong đó, khoản 2 Điều 2 TTLT số 10/2012đưa ra khái niệm dữ liệu thiết bị số là hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, thôngtin chứa trong thiết bị số.

Thông tư liên tịch số 10/2012 là căn cứ để các cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng xử lý các tội phạm quy định tạicác điều: 224, 225, 226, 226a, 226b Chương XIX BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sungnăm 2009 (sau đây gọi là BLHS năm 1999).

Tuy nhiên, TTLT số 10/2012 là văn bản hướng dẫn áp dụngquy định của BLHS năm 1999 nên điểm hạn chế của TTLT số 10/2012 là những quy địnhvề chuyển hóa những thông tin, tài liệu được lưu trữ trong các phương tiện điệntử thành chứng cứ của vụ án.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và BLHS năm 2015, sửađổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là BLHS năm 2015) đã giải quyết những khókhăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vấn đề về vật chứng, chứngcứ trong các vụ án có sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện hành vi phạm tội.Tại khoản 1 Điều 99 BLTTHS năm 2015 đã quy định: “Dữ liệu điện tử là ký hiệu,chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ,truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”.

Như vậy, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụthể các quy định của BLTTHS năm 2015 về quy trình thu thập, phục hồi, phân tíchdữ liệu điện tử, do đó, cũng gây khó khăn không ít cho các cơ quan chức năng, đặcbiệt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ở cơ sở.

Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt phải luôn đảm bảo cân bằng giữa lợi ích nhà nước, yêu cầu đấu tranhphòng, chống tội phạm và yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tốtụng hình sự.

Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã quy định rất chặt chẽ vềtrình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn áp dụng các biện pháp này. Tuy nhiên,trên thực tế, việc băn khoăn nếu để xảy ra các vi phạm khi áp dụng biện phápnày là hoàn toàn có cơ sở.

Chủ thể kiểm sát hoạt động này là VKSND và trực tiếplà các KSV cũng cần phải rất nỗ lực trong việc nâng cao trình độ, cập nhật kiếnthức mới, tổng kết rút kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt chức năng của mìnhtrong lĩnh vực đặc thù này. Vì vậy, đây thực sự là một thách thức không hề nhỏtrong quá trình triển khai hoạt động kiểm sát.

Thứ tư, việc áp dụng còn gặp khó khăn trong công tácđảm bảo hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS mà nội dung của nó là đảmbảo chất lượng mối quan hệ phối hợp và chế ước lẫn nhau giữa các chủ thể này.

Trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặcbiệt, vai trò của VKSND được thực hiện như thế nào? Liệu các hoạt động này cóđược tiến hành trước sự chứng kiến của VKSND như các biện pháp điều tra tố tụngthông thường, hay thực hiện một cách bí mật hoàn toàn, còn VKSND chỉ kiểm sátthông qua hồ sơ trên các giấy tờ, tài liệu đã được thu thập?

Quy định hiện tại của BLTTHS năm 2015 chưa đề cập cụthể đến các hình thức kiểm sát nên hiện còn tồn tại những ý kiến khác nhau, nhấtlà trong việc VKS có được quyền trực tiếp tiến hành kiểm sát việc thu thập chứngcứ bằng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt này không.

Để giải quyết vấn đề này thực sự không đơn giản, bởinhư đã đề cập, việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giải quyếtmâu thuẫn giữa hiệu quả của hoạt động thu thập chứng cứ với nguyên tắc đảm bảobí mật điều tra. Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là các biện pháp thu thậpchứng cứ một cách bí mật, đây là một điểm khác so với các quy định về biện phápđiều tra trước đây.

Một khi có sự kiểm sát của VKSND và sự kiểm soát củacác chủ thể khác thì sự bí mật trong quá trình điều tra đặc biệt sẽ một phầnkhông còn ý nghĩa nữa.

Hơn nữa, các quy định đối với Viện trưởng, Phó Việntrưởng VKS, KSV (tại Điều 41 và Điều 42 BLTTHS năm 2015) cũng chỉ đề cập mộtcách chung nhất về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến các chủ thể này khi tiếnhành các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, hơn nữa, tại Chương XVI BLTTHSnăm 2015 “Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt” cũng chưa có quy định cụ thểvề nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong việc kiểm sát các hoạt động này.

Mộtsố giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sát việc thực hiện các biện pháp điều tratố tụng đặc biệt

 Cần hoàn thiệnquy định pháp luật liên quan đến việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặcbiệt để tạo thuận lợi cho công tác kiểm sát

Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 cần bổ sung quy định và cụthể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong việc tiến hành các hình thức kiểmsát. Cụ thể, cần bổ sung quy định theo tinh thần trong một số trường hợp nếuxét thấy cần thiết, VKS có quyền trực tiếp kiểm sát CQĐT thực hiện các biệnpháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Từ quy định này, VKSND tối cao và liên ngành tư phápcó thể hướng dẫn cụ thể về phương thức kiểm sát hoạt động này như theo dõi việcthực hiện các thao tác nghiệp vụ về ghi âm bí mật, ghi hình bí mật, thu thập bímật dữ liệu điện tử.

Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa nội dung VKS được quyềntrực tiếp kiểm sát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảyra trong khi áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như: Có vi phạm về căncứ, về thời hạn, về thủ tục, về phạm vi loại tội phạm áp dụng, có hành vi lạmquyền, để lộ bí mật, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của đối tượng... Hoạtđộng kiểm sát này có thể được tiến hành ngay khi phát hiện có vi phạm pháp luậtxảy ra mà không kể đó là thời điểm nào. Nếu phát hiện ra các vi phạm, VKS phảicó kết luận bằng văn bản xác định nguyên nhân và hậu quả do hành vi vi phạmpháp luật gây ra; đồng thời, yêu cầu CQĐT có biện pháp chấm dứt việc làm vi phạmpháp luật và có biện pháp xử lý đối với người vi phạm.

Thứ hai, BLTTHS năm 2015 cần quy định các nguyên tắctrong thu thập chứng cứ điện tử trên tinh thần đảm bảo: Không làm thay đổithông tin được lưu trong máy tính hoặc các thiết bị kỹ thuật số; khi phải tiếpcận với thông tin gốc được lưu giữ trong máy tính hoặc trong các thiết bị kỹthuật số thì người tiếp cận phải là những chuyên gia được đào tạo để thực hiệnviệc thu thập và phục hồi chứng cứ điện tử; việc ghi lại dữ liệu (copy) phải đượcthực hiện đúng quy trình, phải sử dụng các thiết bị và phần mềm được thế giớicông nhận và có thể kiểm chứng được; phải bảo vệ được tính nguyên vẹn của dữ liệuđiện tử lưu trong máy.

Đối với trình tự, thủ tục thu thập, bảo quản chứng cứđiện tử, BLTTHS năm 2015 cần quy định cụ thể như sau: Khi tiến hành thu thập chứngcứ điện tử từ máy vi tính không tắt CPU theo trình tự thông thường (shutdown)mà ngắt nguồn cung cấp điện trực tiếp cho CPU máy tính để bàn hoặc máy tínhxách tay. Việc thu thập như vậy mới giúp các thông tin điện tử còn lưu trên máytính, để khi bàn giao cho cán bộ có trách nhiệm phục hồi dữ liệu điện tử mới cóthể đảm bảo tính nguyên vẹn.

Thứ ba, về hệ thống văn bản hướng dẫn của các cơquan có thẩm quyền và đặc biệt là Bộ Công an cần khẩn trương ban hành văn bảnhướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến việc triển khai các biện pháp này trong thựctế. Trong đó, cần chú trọng xây dựng các biện pháp và chỉ dẫn kỹ thuật liênquan đến việc áp dụng như tên, đặc điểm, xuất xứ các loại máy móc, thiết bị ghiâm, ghi hình, phần mềm thu thập dữ liệu điện tử được phép sử dụng.

Trong thời gian tới, cần tiến hành xây dựng văn bảnhướng dẫn mới trên cơ sở TTLT số 10/2012, nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫnphù hợp với quy định của BLTTHS năm 2015 và tình hình thực tế đấu tranh phòng,chống tội phạm; theo đó, cần thiết phải ban hành những quy định cụ thể hơn về mặtnguyên tắc, phương pháp, trình tự thu thập, phục hồi, phân tích dữ liệu điện tửlàm cơ sở pháp lý đầy đủ, chính xác.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, liên ngành tư phápTrung ương cần thống nhất và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành về biện phápđiều tra tố tụng đặc biệt với những nội dung cơ bản như sau: Hướng dẫn cụ thể vềnội dung, phương thức, trình tự áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệtnhư: Ghi âm, ghi hình bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Cần xác định cụ thể các bước có thể thực hiện thủ tụcđiều tra tố tụng đặc biệt; hướng dẫn cụ thể về các lệnh, quyết định áp dụng biệnpháp điều tra tố tụng đặc biệt, việc phê chuẩn biện pháp điều tra tố tụng đặcbiệt; cần xác định cụ thể cơ chế phối hợp giữa VKSND và CQĐT trong quá trình ápdụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Đây là cơ chế quan trọng góp phần đảmbảo quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp này. Nếu thiếu đi sựkiểm sát của VKSND sẽ dẫn đến sự lạm dụng của các CQĐT trong áp dụng các biệnpháp này.

Cần khẩn trương xây dựng quy chế kiểm sát các biệnpháp điều tra tố tụng đặc biệt trong ngành Kiểm sát nhân dân

Hiện tại, quy định về thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới chỉ được quy định rất khiêm tốn trong một điều luật (Điều 38) của Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố (ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao - sau đây gọi tắt là Quy chế số 03), với các nội dung chủ yếu liên quan đến kiểm sát về thủ tục, rất hạn chế hướng dẫn về kỹ năng nghiệp vụ. Do đó, VKSND tối cao cần sớm ban hành quy định về kiểm sát hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt với tư cách một văn bản riêng để điều chỉnh những nội dung mang tính đặc thù.

Theo Tạp chí Kiểm sát

/ubnd-quan-7-yeu-cau-cong-an-vao-cuoc-vu-tin-nhan-de-nghi-nguoi-dan-treo-co.html
/dung-tuong-vua-lam-bieu-tuong-cong-ly-nen-lay-y-kien-nhan-dan.html