/ Góc nhìn
/ Bỏ sổ hộ khẩu liệu có tạo bước 'đột phá' trong cải cách hành chính?

Bỏ sổ hộ khẩu liệu có tạo bước 'đột phá' trong cải cách hành chính?

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Việc bỏ sổ hộ khẩu giấy là tất yếu bởi các quản lý thủ công, lạc hậu này không còn phù hợp với xã hội hiện nay. Tuy nhiên, việc này liệu có tạo sự đột phá trong cải cách hành chính hay không?

Tại phiên họp ngày 23/5, Kỳhọp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết,Ủy ban Pháp luật nhất trí với việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của côngdân thông qua số định danh cá nhân được cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệuquốc gia về dân cư.

Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đánh giá, việc bỏ sổ hộ khẩu giấy là tất yếu bởi các quản lý thủ công, lạc hậu này không còn phù hợp với xã hội hiện nay.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy chính là bỏ cách quản lý dân cư một cách rườm rà, thủ công, phức tạp, đồng thời cũng là một biện pháp để cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý dân cư. Ở nhiều nước phát triển trên thế giới thì việc này đã được thực hiện nhiều năm nay.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy liệu có tạo bước đột phá trong cải cách hành chính?

Theo Luật sưCường, hộ khẩu giấy chỉ phù hợp với thời kỳ bao cấp khi xãhội còn lạc hậu; khoa học, công nghệ chưa phát triển.

Ý tưởngbỏ sổ hộ khẩu giấy ở Việt Nam đã có từ nhiều năm nay vàlộ trình thực hiện được tiến hành kể từ khi chúng ta thực hiệnxây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về dân cư.

Việc bỏsổ hộ gồm khẩu giấy chỉ thực hiện được khi cơ quan nhànước có đầy đủ dữ liệu về dân cư. Khi đó việc quản lý dâncư sẽ trên cơ sở dữ liệu điện tử. Mỗi người dân sẽ đượccấp 1 mã số định danh cá nhân, mã số này thay thế sổ hộkhẩu và chứng minh thư nhân dân. Từ mã số định danh cá nhân cóthể tra cứu được rất nhiều thông tin của công dân như họ vàtên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, thông tin về bố mẹ, giađình, thậm chí cả thông tin về sức khỏe, tiền án, tiền sự,trình độ học vấn, tôn giáo...

Tuy nhiên, đến nay mới có hơn 18 triệu công dân được cấp sốđịnh danh cá nhân và dự kiến đến tháng 12/2020 sẽ hoàn thành việc xác lập số địnhdanh cá nhân cho toàn bộ công dân Việt Nam.

Trong hoạtđộng tố tụng hình sự thì chỉ cần mã số định danh cá nhân, cơquan tiến hành tố tụng có thể tra cứu được rất nhiều thôngtin về các nghi phạm, làm cơ sở nhanh chóng đấu tranh phòng chốngtội phạm. Trong quản lý hành chính thì khi một người thay đổinơi cư trú thì chỉ cần thông báo cho cơ quan quản lý cư trú đểhọ cập nhật lại thông tin, thủ tục hết sức đơn giản là chỉcần cung cấp mã số định danh cá nhân.

Luật sư Cường cho rằng, bỏ sổ hộ khẩu là thay đổi cách quản lý chứ không phải là bỏ thủ tục quản lý dân cư. Khi bỏ được sổ khẩu thì cả người dân và cơ quan quản lý nhà nước đều được cởi trói bởi các thủ tục hành chính rườm rà trước đây. Việc quản lý dân cư sẽ khoa học hơn, tiện lợi hơn, hiện đại hơn thông qua các dữ liệu đã được số hoá. Bỏ sổ hộ khẩu sẽ thực hiện triệt để hơn quyền tự do cư trú của cá nhân và bớt được rất nhiều thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.

LÊ MINH

/sap-bo-so-ho-khau-nhung-80-trieu-cong-dan-viet-nam-van-chua-co-ma-so-dinh-danh-ca-nhan.html