/ Tin thế giới
/ Có 'bằng chứng lớn' virus corona từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, Mỹ nói Triều Tiên nổ súng về phía Hàn Quốc do 'sơ ý'

Có 'bằng chứng lớn' virus corona từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, Mỹ nói Triều Tiên nổ súng về phía Hàn Quốc do 'sơ ý'

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Tính đến 6h30, ngày 4/5, tổng số ca nhiễm trên thế giới đã vượt ngưỡng 3,5 triệu người, trong đó số ca tử vong vì Covid-19 là 248.101 ca. Hiện tại, diễn biến Covid-19 trên thế giới đang có dấu hiệu liên tục gia tăng không ngừng và vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Ngoạitrưởng Mỹ: Có 'bằng chứng lớn' virus corona từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 8/4. Ảnh: Reuters.

Ngày 3/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố"có bằng chứng to lớn" cho thấy ncoV bắt nguồn từ một phòng thí nghiệmở Vũ Hán, Trung Quốc.

"Có bằng chứng to lớn rằng đó chính là nơivirus xuất phát", Pompeo nói trong chương trình "This Week" củakênh truyền hình ABC. "Tôi nghĩ toàn cầu giờ đây có thể nhìn thấy, TrungQuốc có lịch sử lây bệnh cho thế giới và họ vận hành những phòng thí nghiệm khôngđạt chuẩn".

Dù chỉ trích gay gắt cách Trung Quốc ứng phó vớiCovid-19, Ngoại trưởng Mỹ từ chối bình luận về khả năng virus bị cố ý phát tán.Ông nhấn mạnh việc Trung Quốc tìm cách che giấu sự nghiêm trọng của dịch bệnhtrong giai đoạn đầu đã tạo ra "nguy cơ to lớn" cho thế giới. "Tổngthống Trump đã nói rõ, chúng tôi sẽ buộc người có trách nhiệm phải trảgiá", Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên chỉ tríchvai trò của Trung Quốc trong đại dịch. Ông khẳng định Bắc Kinh đã liều lĩnh chegiấu thông tin quan trọng về Covid-19, đồng thời yêu cầu Trung Quốc "phảichịu trách nhiệm" vì việc làm này.

Theo một số bản tin, Trump đã giao nhiệm vụ cho cácđiệp viên Mỹ tìm hiểu về nguồn gốc của nCoV, ban đầu được cho là bắt nguồn từ mộtchợ bán động vật hoang dã ở Vũ Hán nhưng nay bị nghi ngờ là sản phẩm từ một việnnghiên cứu.

Viện virus học Vũ Hán, nằm tại thành phố khởi phát đạidịch, đã bác giả thuyết nCoV xuất phát từ phòng thí nghiệm của mình. Phần lớncác chuyên gia cho biết virus có nguồn gốc từ động vật hoang dã, dơi và tê tê bịnghi là vật chủ. 

Mỹthêm gần 30.000 ca nhiễm mới

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 3/5, cho biết Mỹ có thêm 29.671 ca nhiễm mới, Ảnh: Internet

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)ngày 3/5, cho biết Mỹ có thêm 29.671 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm viruscorona chủng mới được xác nhận của nước này lên 1.132.539 ca.

Số ca tử vong tăng lên 1.452 trường hợp. Tổng số catử vong của Mỹ đến nay là 66.369.

Theo hãng tin Reuters, số liệu của CDC không nhấtthiết phản ánh số liệu của từng bang gửi lên. Các con số thống kê của Mỹ khôngtrùng nhau do các đơn vị khác nhau thống kê.

Covid-19tại Châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”

Tây Ban Nha ghi nhận số người chết do nCoV hiện tại,đang ở mức thấp nhất từ 18/3, nâng tổng số ca tử vong do nCoV tại nước này đãlên tới 25.100, xếp thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Italy và Anh. Số ca nhiễm tăng 838trường hợp lên tới 216.582 ca. Số bệnh nhân hồi phục đạt 117.248 người, đánh dấungày thứ 10 liên tiếp số ca hồi phục vượt số ca nhiễm mới.

Covid-19 tại Châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Ảnh: Internet

Giới chuyên gia y tế tin rằng Tây Ban Nha đã đi quađỉnh dịch vào ngày 2/4 khi báo cáo 950 người chết vì nCoV trong vòng 24 giờ. Từđó đến nay, số ca tử vong mới giảm dần.

Người dân Tây Ban Nha được phép ra ngoài tập thể dục từ 2/5, sau 7 tuần phong tỏa. Tuy nhiên, giới chức Tây Ban Nha liên tục khuyến cáo người dân tránh tụ tập đông người khi nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế xã hội.

Italy ghi nhận tổng số ca nhiễm Covid-19 tại nướcnày là 209.328 ca, trong đó số ca tử vong tại nước này là 28.710 ca.

Italy đã áp dụng phong tỏa toàn quốc từ 9/3, buộcngười dân phải ở nhà, hầu hết các doanh nghiệp phải đóng cửa, gây áp lực lớncho nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng euro. Chính quyền Italy dự kiến nớiphong tỏa từ ngày 4/5.

Anh là vùng dịch lớn thứ ba toàn cầu với 183.500 canhiễm và 28.205 người tử vong.

Lệnh phong tỏa ở Anh đã kéo dài hơn một tháng. Anh dựkiến đánh giá công tác chống dịch vào ngày 7/5 và lộ trình nới các hạn chế sẽđược công bố vào tuần sau, khi nhiều người lo ngại về tác động kinh tế của cácbiện pháp "cách biệt cộng đồng".

Thủ tướng Boris Johnson nói Anh đã qua đỉnh dịchnhưng vẫn còn quá sớm để nới lỏng lệnh phong tỏa. Chính phủ Anh hứng chỉ tríchnặng nề từ phe đối lập vì sai lầm trong giai đoạn đầu của đại dịch.

Pháp xác nhận thêm 297 ca nhiễm và 135 ca tử vong,nâng tổng số lên lần lượt 168.518 và 24.763.

Pháp sẽ nới phong tỏa, cho phép một số trường học mởcửa trở lại sau 11/5 song những cơ sở kinh doanh không thiết yếu như quán càphê, nhà hàng dự kiến tiếp tục ngừng hoạt động.

Đức ghi nhận thêm 697 ca nhiễm và 54 ca tử vong. Tổngsố ca nhiễm và chết vì nCoV tại Đức lần lượt là 164.967 và 6.812. Giới chức Đứcsẽ họp vào ngày 6/5 để quyết định việc mở lại trường học, nhà hàng và giải bóngđá.

Nước này từ 4/5 cho phép tổ chức tôn giáo, sân chơi,bảo tàng và sở thú mở cửa trở lại nhưng phải đảm bảo "các yêu cầu về vệsinh, kiểm soát ra vào và tránh xếp hàng dài".

Mỹnói Triều Tiên nổ súng về phía Hàn Quốc do 'sơ ý'

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nói rằng việc TriềuTiên nổ súng về phía Hàn Quốc ở DMZ là sự việc vô tình và không có thương vongvề người.

"Nhiều phát đạn được bắn ra từ phía bắc, chúngtôi nghĩ là do sơ ý. Hàn Quốc đã bắn trả. Không có thương vong từ cả haiphía", Pompeo cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh ABC.

Quân đội Hàn Quốc trước đó cho hay phía Triều Tiênnã nhiều phát đạn vào tháp canh bên kia biên giới, buộc lực lượng này bắn cảnhcáo đáp trả. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS), các binhsĩ đứng gác tại tháp canh gần thị trấn biên giới Cheorwon nghe thấy nhiều tiếngsúng vào khoảng 7h41 (5h41 giờ Hà Nội) và phát hiện 4 vết đạn trên tường thápcanh.

Theo quy trình phản ứng, quân đội Hàn Quốc đã bắn trảhai loạt, mỗi loạt 10 viên, về phía Triều Tiên và phát tín hiệu cảnh báo qualoa phóng thanh. Phía Hàn Quốc không ghi nhận bất cứ thiệt hại nào về người vàcơ sở vật chất.

Sự cố nổ súng gần đây nhất diễn ra ở DMZ là vàotháng 11/2017, khi lực lượng biên phòng Triều Tiên bắn nhiều phát đạn qua phíaHàn Quốc để ngăn một binh sĩ đào tẩu. Binh sĩ đào tẩu này trúng đạn, song đã đượclực lượng Hàn Quốc giải cứu.

Sự việc xảy ra một ngày sau khi truyền thông nhà nướcTriều Tiên đưa tin lãnh đạo Kim Jong-un đã tái xuất hiện sau gần ba tuần vắng mặttrước công chúng mà không có bất kỳ lời giải thích nào.

Ngoại trưởng Mỹ từ chối bình luận về những thông tinMỹ nắm được liên quan tới sự vắng mặt của lãnh đạo Triều Tiên cũng như các đồnđoán về sức khỏe của Kim Jong-un.

"Chúng tôi cũng chỉ nhìn thấy các hình ảnh giống với những gì thế giới thấy vào hôm qua. Có vẻ Chủ tịch Kim vẫn sống và khỏe mạnh", ông nói. "Nhiệm vụ của chúng ta vẫn không đổi, đó là thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và kiến tạo một tương lai tươi đẹp hơn cho người dân Triều Tiên".

LÂM HOÀNG(t/h)

/sau-ca-271-sang-04-5-viet-nam-khong-co-ca-nhiem-moi.html
/video-quan-buddha-hoat-dong-tro-lai-chinh-quyen-tp-hcm-khong-biet.html