/ Góc nhìn
/ Có chiến lược bài bản, khoa học để triệu hồi cổ vật về nước

Có chiến lược bài bản, khoa học để triệu hồi cổ vật về nước

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Vừa qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp nhận 2 cổ vật quý của triều Nguyễn gồm: mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Binh cung tần triều Nguyễn do Công ty cổ phần tập đoàn Sunshine hiến tặng. Đây là các cổ vật được đấu giá thành công ở Tây Ban Nha hồi cuối năm 2021, vì giá trị đặc biệt của nó nên khi đưa về nước được dư luận rất quan tâm.

  Cổ vật mũ quan triều Nguyễn kèm hộp đựng được đấu giá tại Tây Ban Nha hồi cuối tháng 10/2021.

Tuy nhiên, dưới góc độ bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến việc làm thế nào để sớm đưa các bảo vật quốc gia, cổ vật quý có ý nghĩa lịch sử, biểu tượng của quốc gia, dân tộc đang bị thất lạc, lưu lạc, nhất là các cổ vật đã xác định được ở nước ngoài nhưng chưa thể triệu hồi, đưa về nước. Bởi hiện nay đa số các cổ vật, bảo vật quốc gia quý hiếm được đưa về nước chủ yếu là do quốc gia đó tự nguyện trả lại hoặc do các tổ chức, cá nhân bỏ tiền ra mua đấu giá để hiến tặng lại cho đất nước.

Việc để các bảo vật quốc gia lưu lạc ở nước ngoài phần nào ảnh hưởng đến nền văn hóa của dân tộc, nhất là việc sưu tập, phục vụ cho việc phục chế, nghiên cứu, giữ gìn, phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc cho các thế hệ sau. Ngoài ra, nó còn mang tính thể diện quốc gia, khi mà các cổ vật của đất nước bị các nước khác chiếm hữu, trưng bày ở các bảo tàng của họ một cách không chính thống. Đó là không có sự đồng ý chính thức của các tác giả hoặc bị cưỡng bức mang ra nước ngoài một cách bất hợp pháp, nhất là các cổ vật bị đưa khỏi đất nước trong thời kỳ bị thực dân đô hộ, thuộc địa hay trong loạn lạc, chiến tranh.

Vì vậy, theo tác giả, cơ quan có thẩm quyền cần có một chiến lược bài bản, khoa học và thực tế để nhằm triệu hồi, đưa các cổ vật có giá trị văn hóa và mang ý nghĩa lịch sử của dân tộc về nước. Theo đó cần có đề án, chương trình cụ thể, chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp triệu hồi các cổ vật, bảo vệ quốc gia về nước. Trước mắt, có thể dựa vào sự chung tay của cộng đồng, các nhà tài trợ để tham gia đấu giá khi các cổ vật đưa ra đấu giá. Đối với các cổ vật bị cưỡng ép, chiếm đoạt một cách bất hợp pháp cần có giải pháp để kiện đòi lại theo quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Có như vậy, mới đảm bảo các cổ vật, bảo vật quốc gia, nhất là các bảo vật quý, mang tính biểu tượng quốc gia, tinh hoa văn hóa của dân tộc sớm được đưa về Việt Nam. Điều này nhằm giữ gìn, phát huy và bảo tồn mãi mãi cho con cháu về sau.

                                                         Thạc sĩ PHẠM VĂN CHUNG

                                            Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Bỏ Thanh tra cấp huyện là hợp lý!

Lê Minh Hoàng