/ Đời sống - Xã hội
/ Có thể "vỡ trận" khi người dân ra đường quá nhiều

Có thể "vỡ trận" khi người dân ra đường quá nhiều

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Chỉ thị 16 của Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội trong 15 ngày từ 01/4 đến 15/4 vì đây là khoảng “thời gian vàng” ngăn dịch bệnh lây lan. Trong những ngày đầu, yêu cầu này được người dân thực hiện khá nghiêm túc, nhưng 2 ngày gần đây, lượng người dân đổ ra đường ngày càng nhiều, tình trạng tập trung đông người bắt đầu xuất hiện.

Chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng Chính phủ nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19 được chính thức áp dụng từ ngày 01/4/2020, đến nay đã bước sang ngày thứ 10. Cách ly toàn xã hội là hạn chế tập trung nơi đông người, người dân chỉ ra đường khi có việc thực sự cần thiết, những nhu cầu khác như vui chơi hay tập thể dục đều được khuyến cáo nên thực hiện tại nhà.

Mặc dù thời gian Chỉ thị mới thực hiện được 2/3 thời gian, thế nhưng sau những ngày đầu thực hiện nghiêm túc thì gần đây tại Hà Nội và TP. HCM bắt đầu cho thấy sự lơ là, chủ quan của người dân với việc thực hiện cách ly đề phòng dịch bệnh.

Chưa hết thời gian cáchly người dân đã đổ ra đường

Tại Hà Nội, vào những buổi chiều nhiều tuyến phố như Kim Mã, Thanh Niên, khu vực ven hồ Tây, công viên Hòa Bình... rất đông người dân đã đến đây tập thể dục.

Trên vỉa hè, hàng chục người già, trẻ vô tư đi lại, trò chuyện, không tuân thủ việc giữ khoảng cách; đa số đều đeo khẩu trang nhưng vẫn có những người lại không hề có biện pháp bảo vệ nào. Đáng chú ý, dù có lực lượng chức năng phát loa nhắc nhở, vận động, nhưng mọi người chỉ chấp hành chống đối rồi sau đó lại quay lại tiếp tục hoạt động thể dục khi lực lượng chức năng đi nơi khác.

Không chỉ tại những địa điểm tập thể dục xung quanh các khu dân cư, đường phố Hà Nội những ngày gần đây bất ngờ trở nên đông đúc, dù vẫn trong thời điểm cách ly xã hội. Lượng phương tiện trên các tuyến phố đông lên rõ rệt, không chỉ ban ngày mà vào các buổi tối cũng trở nên tấp nập.

Tại TP. HCM, một số tuyến đường của quận Thủ Đức như quốc lộ 1K, đường Phạm Văn Đồng, đường Kha Vạn Cân, đường Võ Văn Ngân... hình ảnh người dân không chấp hành việc đeo khẩu trang rất phổ biến.

Dọc theo tuyến đường Phạm Văn Đồng nhưng thuộc địa bàn các quận Bình Thạnh và Gò Vấp vắng bóng người đi lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều người khi ra đường tham gia giao thông đã không đeo khẩu trang như khuyến cáo.

Vòng qua một số tuyến đường của quận 12 như đường Lê Văn Khương, Lê Thị Riêng, Hà Huy Giáp, phóng viên cũng được chứng kiến nhiều người tham gia giao thông không đeo khẩu trang.

Lo ngại các giải pháp chống dịch "vỡ trận"

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là việc không quyết liệt kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng người dân có thái độ chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đánh giá: “Tình hình Hà Nội bây giờ rất đáng lo. Người dân chủ quan quá. Những ngày qua Trung ương và thành phố đã nỗ lực rất nhiều để đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng nếu không thực hiện nghiêm, triệt để các giải pháp này từ đầu đến cuối, chúng ta sẽ thất bại”.

Ông Chung cũng bày tỏ lo lắng khi thấy người dân Thủ đô đổ ra đường trong 2 ngày gần đây. “Người dân ra đường đông như thế này, có lẽ các giải pháp chống dịch sẽ vỡ trận thôi, vì chắc chắn trong cộng đồng còn có những ca nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng, biểu hiện gì mà vẫn có thể lây cho người khác”, ông Chung nói.

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

ÔngChung phân tích, nếu như qua được 15 ngày này thì nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm đirất nhiều. "Nếu đi ra ngoài thì như đã phân tích, chỉ cần 10% dân số khôngthực hiện thì sẽ đổ bể chỉ thị cách ly xã hội. Hiện nay tất cả người dân phải ởtrong nhà nếu không có việc cần thiết".

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng cho biết, từ hai ngày qua, ông đã tiếp nhận nhiều phản ánh về việc người dân bắt đầu có biểu hiện chủ quan, lơ là, không chấp hành nghiêm yêu cầu về cách ly xã hội. Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng về việc này. Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng là yêu cầu người dân phải chấp hành nghiêm túc Chỉ thị 16, các địa phương phải quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.

Chínhphủ yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các giải pháp chỉ đạo trong Chỉ thị 16.Thời gian cách ly xã hội còn gần 1 tuần nữa, trong khoảng thời gian này, ngườidân phải ở nhà nếu không có việc gì cần thiết phải ra ngoài, không được tụ tậpđông người, phải giữ khoảng cách 2m giữa người với người.

Còn 6 ngày nữa để thực hiện yêu cầu này, nếu đủthời gian chứng minh Việt Nam kiểm soát tốt, không để bùng phát dịch bệnh thì sẽngừng cách ly xã hội. Nhưng nếu tiếp tục còn nguy cơ lây lan, thì vẫn phải kéodài bởi cách ly hiện nay là giải pháp căn cơ, tối ưu, hiệu quả. Lúc này, ngườidân cả nước cần chia sẻ, đồng thuận thực hiện các giải pháp, không chủ quan, lơlà vì số ca nhiễm ít vài ngày gần đây chưa thể nói lên điều gì. Nếu người dântiếp tục chủ quan, đổ ra đường đông như hiện tại, chúng ta sẽ phải trả giá vànhận bài học “vỡ trận” như một số nước.

Chiều 09/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dự báo có thể ghi nhận trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng liên quan đến một số ca bệnh có lộ trình di chuyển phức tạp.
Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia về tình hình lây lan dịch trong cộng đồng, trong đó có ca nhiễm ở Mê Linh và tình hình thực hiện Chỉ thị 16 về cách ly trong xã hội khi hiện nay, số lượng người ra đường đông, nhiều người không đeo khẩu trang.
Thủ tướng yêu cầu mọi người dân phải thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, ai không thực hiện thì xử phạt nghiêm, phê phán cá nhân, tập thể vi phạm. “Không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với dịch Covid-19 như tình trạng một số nước vấp phải”, Thủ tướng lưu ý.

Thanh Loan - Hồng Điệp

/chum-anh-nhieu-nguoi-van-chu-quan-sau-ngay-thu-8-thuc-hien-cach-ly-toan-xa-hoi.html
/dau-hieu-lam-quyen-thu-phi-cach-ly-khong-phu-hop-voi-quy-dinh-phap-luat.html