/ Tin thế giới
/ Covid-19: Lợi thế vaccine thử nghiệm lần đầu ở người

Covid-19: Lợi thế vaccine thử nghiệm lần đầu ở người

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Hiện nay, tổng số ca nhiễm Covid-19 đã gần đạt ngưỡng 5 triệu người, trong đó, số người tử vong vì Covid-19 là 320.448 người, nhằm giải quyết tình trạng này, các quốc gia đang đua nhau phát triển vaccine và đã ít nhiều có được một số thành tựu nhất định.

Lợithế vaccine Covid-19 đầu tiên thử nghiệm trên người

Một tình nguyện viên được tiêm thử vaccine tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Kaiser Permanente Washington ở Seattle. Ảnh: AP.

Kể từ đầu tháng 1, sau khi Trung Quốc công bố trìnhtự gene của nCoV, nhiều hãng dược lập tức tham gia vào cuộc đua điều chếvaccine. Những thử nghiệm mới, những cái bắt tay giữa các đối thủ trực tiếp, tấtcả để tìm ra phương pháp an toàn và hiệu quả ngăn ngừa Covid-19.

Ngày 18/5, công ty công nghệ sinh học Moderna cho biết,vaccine đầu tiên thử nghiệm có khả năng kích thích hệ miễn dịch sản sinh khángthể chống lại nCoV, nồng độ bằng với người đã khỏi bệnh. Nếu kết quả khả quan,các chuyên gia kỳ vọng liều tiêm chủng đầu tiên sẽ có mặt vào cuối năm nay hoặcđầu năm 2021.

Vaccine của Moderna dựa trên RNA thông tin (vật chấtdi truyền). Đây là công nghệ mới, chưa từng được sử dụng trước đây. Các nhàkhoa học sẽ tổng hợp chất dẫn truyền tin, mang mã di truyền của cơ thể đến nhàmáy sản xuất tế bào.

Thông thường, các loại vaccine truyền thống đều chứavirus đã giảm độc lực hoặc ngưng hoạt động, được tạo ra thông qua kỹ thuật ditruyền. Khi tiêm vào cơ thể, chúng kích hoạt phản ứng miễn dịch lâu dài, giốngvới người đã khỏi bệnh.

Tuy nhiên, vaccine RNA sử dụng chính tế bào người,"hướng dẫn" cơ thể tạo ra các ‘protein gai’ tương tự virus. Điều nàygiúp cơ thể tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch, bao gồm phản ứng của tế bàoB và T. Vaccine RNA không được tạo ra từ mầm bệnh, do vậy không thể gây nhiễmtrùng cho người sử dụng.

Stéphane Bancel, Giám đốc điều hành của Moderna, cho biết: "Bạn có thể sao chép và dán thông tin của các loại thuốc bằng việc sử dụng cùng một công nghệ. Đây chính là cách mà chúng tôi điều chế vaccine".

Với chỉ một quy trình sản xuất và một dây chuyền thiếtbị, công ty có thể tạo ra nhiều loại vaccine khác nhau, bao gồm vaccine nCoV.

Điểm khác biệt duy nhất là trình tự gene của virus.Phương pháp mới giải quyết bài toán về thời gian và chi phí, đặc biệt hiệu quảtrong bối cảnh cấp thiết của đại dịch.

Giám đốc Bancel cho biết công ty bắt đầu làm việc kểtừ tháng 1, ngay sau khi Trung Quốc chia sẻ trình tự gene của virus. Đến tháng3, đây trở thành loại vaccine nCoV đầu tiên được chấp thuận thử nghiệm lâmsàng. Trong một tuyên bố, tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và BệnhTruyền nhiễm Quốc gia, gọi đây là "tốc độ kỷ lục".

Thử nghiệm giai đoạn một trên 45 người trưởng thành,khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 55. Mỗi người được tiêm hai mũi vaccine, cáchnhau 28 ngày, liều dùng từ thấp, trung bình đến cao.

Dữ liệu về sự an toàn và nồng độ miễn dịch ở giai đoạn1 sẽ trở thành tiền đề cho các bước tiếp theo.

Được biết, Moderna đang tích cực chuẩn bị nghiên cứugiai đoạn hai, với sự tham gia của 600 người. Để phát triển vaccine trong tìnhtrạng khẩn cấp, công ty dự kiến hợp tác với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩmMỹ (FDA) và các tổ chức phi chính phủ khác.

"Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra dữ liệu chứngminh vaccine an toàn và hiệu quả chống lại Covid-19", trang web củaModerna thông tin.

Trong khi các nước ráo riết chạy đua, giới chuyêngia nhiều lần cảnh báo đẩy nhanh quá trình thử nghiệm và phát triển vaccine cóthể tạo ra nhiều hệ lụy.

Trong một số trường hợp, phân phối đại trà khi chưađược thử nghiệm kỹ càng sẽ  khiến cộng đồngmắc bệnh nặng hơn hoặc xảy ra biến chứng. Nếu đi chệch hướng, thế giới có thểphải trả giá bằng làn sóng phản đối từ những người ủng hộ phong trào "chốngtiêm chủng", vốn là nỗi đau đầu từ trước khi Covid-19 bùng phát.

Chưa chuyên gia nào cho rằng việc tăng tốc phát triểnsản phẩm là quá nguy hiểm, song nhiều người nhận định cần đảm bảo kiểm tra,đánh giá nghiêm ngặt.

Tuy nhiên cũng có những ý kiến trái chiều, cho rằngchính việc chậm trễ phê duyệt hoặc nghiên cứu vaccine khi virus giết chết hàngngàn người mỗi ngày là "vô đạo đức".

"Nếu đang phát triển phương pháp điều trị ungthư, bạn cần phải mạo hiểm một chút để cứu mạng nhiều người, tương tự khi đang ởgiữa đại dịch", Michael Watson, chuyên gia về vaccine tại Moderna nói.

Nhómkhoa học Trung Quốc tuyên bố tạo ra thuốc ngăn được Covid-19, không cần vaccine

Một bệnh nhân Covid-19 hồi phục đi hiến tặng huyết tương tại Bệnh viện tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) - Ảnh: AFP.

Hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Sunney Xie - Giám đốc phòng nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết loại thuốc nói trên đã được thử nghiệm thành công trên động vật và đang chờ thử nghiệm trên người.

"Chúng tôi đang lên kế hoạch thử nghiệm lâmsàng cho loại thuốc mới này", ông Xie hé lộ và cho biết có thể thuốc sẽ đượcthử nghiệm ở Úc hoặc các quốc gia khác vì số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc hiệncòn rất ít.

Tính đến ngày 19/5, Trung Quốc chỉ còn 85 bệnh nhânCovid-19 đang điều trị trong tổng số gần 83.000 ca nhiễm.

Theo AFP, nhóm nghiên cứu của ông Xie sử dụng cáckháng thể trung hòa lấy từ huyết tương của khoảng 60 bệnh nhân Covid-19 đã khỏibệnh.

Họ thử tiêm kháng thể trung hòa vào những con chuộtnhiễm bệnh, kết quả sau 5 ngày lượng virus trong người chúng đã giảm xuống2.500 lần. Nếu tiêm kháng thể trung hòa cho những con chuột khỏe mạnh, chúng sẽhoàn toàn miễn dịch trước virus.

"Điều đó có nghĩa loại thuốc này có tiềm năng điều trị hiệu quả", ông Xie chia sẻ.

Việc sử dụng huyết tương của những người đã khỏi bệnhtrong điều trị Covid-19 không phải là điều mới mẻ. Ít nhất 700 bệnh nhân tạiTrung Quốc đã được điều trị theo cách này. Mỹ cũng có dự án nghiên cứu tương tự.

Tuy nhiên, theo nhóm của ông Xie, khuyết điểm củaphương pháp này là bị hạn chế nguồn cung huyết tương. Nhưng 14 loại kháng thểtrung hòa được sử dụng trong thuốc thử nghiệm của nhóm ông thì khác, bởi chúngcó thể được sản xuất hàng loạt một cách nhanh chóng.

Theo AFP, hiện chỉ mới có một loại thuốc được cấpphép trong điều trị Covid-19 là Remdesivir do Mỹ sản xuất. Ngoài Mỹ, Nhật Bảnlà quốc gia thứ hai phê duyệt sử dụng loại thuốc này sau các thử nghiệm lâmsàng diện rộng cho thấy nó giúp rút ngắn thời gian hồi phục của các bệnh nhânxuống còn 1/3.

Loại thuốc đang nghiên cứu của Trung Quốc được cholà còn tiến bộ hơn thế nữa. Không chỉ đẩy nhanh quá trình hồi phục, loại thuốcnày còn giúp tạo ra miễn dịch trong ngắn hạn, cho phép các nhóm dễ bị lây nhiễmnhư y bác sĩ tuyến đầu có thể miễn nhiễm virus trong vài tuần, thậm chí vàitháng sau khi sử dụng.

Hiện có khoảng 100 dự án phát triển vaccine ngừa Covid-19 trên toàn thế giới. Trong đó Trung Quốc có 5 loại vaccine đã bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người.

Nhóm của ông Xie hi vọng loại thuốc ngừa Covid-19 của nhóm ông sẽ tới đích trước tiên do phát triển vắcxin đòi hỏi nhiều biện pháp khắt khe. "Chúng ta sẽ có thể ngăn chặn đại dịch bằng một loại thuốc hiệu quả, ngay cả khi không có vaccine", ông Xie tự tin khẳng định.

LÂM HOÀNG (t/h)

/tong-thong-donal-trump-lai-to-who-la-con-roi-cua-trung-quoc-rocket-ban-vao-khu-vuc-gan-dai-su-quan-my-tai-baghdad-iraq.html