/ Nhịp cầu doanh nghiệp
/ Đắk Lắk: Đẩy mạnh hoạt động cho vay tín dụng chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn sau đại dịch Covid-19

Đắk Lắk: Đẩy mạnh hoạt động cho vay tín dụng chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn sau đại dịch Covid-19

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Những tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói chung và hoạt động tín dụng chính sách nói riêng. Tuy nhiên, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã chủ động bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, của NHCSXH và của cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh hoạt động cho vay tín dụng chính sách để góp phần tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị và thực hiện an sinh xã hội ứng phó với đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Thành lập các điểm giao dịch cố định tại xã, phường giúp người thuận tiện đi lại trong các phiên giao dịch.

Theo đó, NHCSXH tỉnh đã tích cực làm việc với các Sở, ban, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Kết quả trong 9 tháng năm 2022, đã có 15/15 đơn vị nhận vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với số tiền 47 tỉ 775 triệu đồng (trong đó nguồn vốn ngân sách tỉnh là 25 tỉ đồng; nguồn ngân sách các huyện, thị xã, thành phố 19 tỉ 550 triệu đồng, lãi nhập gốc 3 tỉ 225 triệu đồng), tổng vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 363 tỉ 043 triệu đồng.

Đẩy mạnh hoạt động cho vay tín dụng chính sách

Thực hiện kế hoạch tín dụng, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách thực hiện đến 30/9/2022 là 6 nghìn 186 tỉ 238 tăng 549 tỉ 293 triệu đồng so với năm 2021, trong đó: nguồn vốn từ huy động tiền gửi tiết kiệm đạt 620 tỉ 096 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 10,02% tổng nguồn vốn thực hiện, tăng 73 tỉ 672  triệu đồng so với cuối năm 2021, trong đó huy động tiền gửi tổ chức, cá nhân đạt 273 tỉ 072 triệu đồng, tăng 41 tỉ 141 triệu đồng; nhận tiền gửi tổ viên Tổ TK&VV đạt 347 tỉ 024 triệu đồng, tăng 32 tỉ 568 triệu đồng so với cuối năm 2021; Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương: 363 tỉ 043 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 5,87% trên tổng nguồn vốn thực hiện; tăng 47 tỉ 775 triệu đồng so với cuối năm 2021 trong đó nguồn vốn ngân sách tỉnh là 25 tỉ đồng; nguồn ngân sách các huyện, thị xã, thành phố 19 tỉ 550 triệu đồng, lãi nhập gốc 3 tỉ 225 triệu đồng); Nguồn vốn Dự án Empower 220 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,004% tổng nguồn vốn thực hiện; nguồn vốn cân đối từ Trung ương 5 nghìn 801 tỉ 652 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 84,11% tổng nguồn vốn thực hiện.

Về hoạt động tín dụng, tổng doanh số cho vay: 1 nghìn 607 tỉ 414 triệu đồng; tổng doanh số thu nợ: 1.066.658 triệu đồng; tổng dư nợ đạt 6.164.026 triệu đồng, tăng 539 tỉ 743 triệu đồng so với cuối năm 2021, tỉ lệ tăng trưởng đạt 9,6%, với 160.268 khách hàng còn dư nợ.

Đặc biệt, trong năm 2022 NHCSXH đã triển khai mốt số chương trình tín dụng theo nghị quyết của Chính phủ đó là: Chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được kết quả.

Cụ thể, đến 30/09/2022 chi nhánh đã giải ngân cho 12 người sử dụng lao động để thực hiện trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 902 lượt người lao động, với số tiền cho vay là 2 tỉ 853 triệu đồng (tăng 3 đơn vị với số tiền 259 triệu đồng so 31/12/2021), đến 30/09/2022 dư nợ là 321 triệu đồng, với 4 khách hàng còn dư nợ.

Đối với các chương trình cho vay theo nghị quyết 11/NQ-CP, đến 30/9/2022 chi nhánh được giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng 400 tỉ 300 triệu đồng. Trong đó: Cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 120 tỉ đồng; cho vay Nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/NĐ-CP là 20 tỉ đồng, Cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến 1 tỉ 100 triệu đồng, cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 4 tỉ 800 triệu đồng, Cho vay thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 254 tỉ 400 triệu  đồng.

Từ ngày 27/4/2022 đến nay chi nhánh đã giải ngân được 2.746 món vay, với số tiền 138 tỉ 657 triệu đồng cho 4 chương trình. Cụ thể, cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được 2.560 lao động, số tiền 119 tỉ 725 triệu đồng; Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP được 41 hộ, số tiền 14 tỉ 052 triệu đồng; Chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập: 99 hộ/110 học sinh, sinh viên, số tiền 1 tỉ 100 triệu đồng; Chương trình cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 46 cơ sở, với số tiền 3 tỉ 780 triệu đồng.

Nâng cao chất lượng tín dụng

Về chất lượng tín dụng, bên cạnh việc tập trung thực hiện các các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao năm 2022, chi nhánh thường xuyên quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương, tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác, tổ TK&VV thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng tại từng đơn vị để chỉ đạo triển khai các giải pháp phù hợp với từng địa bàn. Đồng thời rà soát, xử lý thời kịp các khoản nợ bị rủi ro, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng theo quy định, nên chất lượng tín dụng tiếp tục được duy trì và nâng cao.

Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh 9 tỉ 600 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 0,16%,  tăng 1 tỉ 182 triệu đồng so với cuối năm 2021. Trong đó nợ quá hạn 4 tỉ 056 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 0,07%, tăng 358 triệu đồng so với 31/12/2021; nợ khoanh 5 tỉ 544 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 0,09%, tăng 824 triệu đồng so cuối năm 2021.

Có 08/15 Phòng giao dịch cấp huyện có tỉ lệ nợ quá hạn thấp hơn bình quân chung của chi nhánh, có 78/184 xã không có nợ quá hạn chiếm tỉ lệ 42,4%, có 499/685 hội đoàn thể cấp xã không có nợ quá hạn đạt tỉ lệ 72,8% và 7 hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp huyện không có nợ quá hạn; có 3.837/4.084 Tổ TK&VV không có nợ quá hạn đạt tỉ lệ 94%.

Tổng số Tổ đang hoạt động 4.084 tổ, trong đó tổ xếp loại tốt 3.982 tổ, chiếm tỉ lệ 97,5%;  tổ xếp loại khá 87 tổ, chiếm tỉ lệ 2,1%; tổ xếp trung bình 15 tổ, chiếm tỉ lệ 0,4 %; tổ xếp loại yếu 0 tổ, chiếm tỉ lệ 0%.

Chất lượng, hiệu quả hoạt động giao dịch xã theo văn bản 3987/NHCS-TDNN: tổng điểm đạt được 98 điểm, 15/15 PGD đạt loại tốt (đạt 100%); Chất lượng tín dụng cấp xã theo văn bản 3988/NHCS-TDNN: 184/184 xã đạt loại tốt, chiếm tỉ lệ 100%; Chất lượng tín dụng cấp tỉnh, huyện theo văn bản 3989/NHCS-TDNN: toàn tỉnh 99,16 điểm, tăng 1,69 điểm so với năm 2021; 15/15 Phòng giao dịch đạt loại tốt.

Về hoạt động giao dịch tại xã, toàn chi nhánh đã có 183 điểm giao dịch cố định tại xã, phường, thị trấn và 1 điểm giao dịch tại Hội sở tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2022, chi nhánh đã tích cực phối hợp với Chính quyền địa phương và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác tổ chức các phiên giao dịch để giải ngân các chương trình tín dụng chính sách nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, khắc phục những khó khăn, thiệt hại do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19.Đặc biệt là giải ngân các nguồn vốn theo NQ 11 của Thủ tướng chính phủ.

Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động giao dịch xã theo văn bản 3987/NHCS-TDNN 15/15 PGD đạt loại tốt và 184/184 xã đạt loại tốt, chiếm tỉ lệ 100%. Kết quả hoạt động cho vay ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH triển khai thực hiện tốt các nội dung ủy thác, thực hiện giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân. Đến 30/09/2022, tổng dư nợ cho vay ủy thác đạt 6 nghìn 152 tỉ 529 triệu đồng, tăng 535 tỉ 829 triệu đồng so với cuối năm 2021. Nợ quá hạn 4 tỉ 056 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 0,07%; tăng 358 triệu đồng; 5 tỉ 544 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 0,09%, tăng 824 triệu đồng so cuối năm 2021, tổng số tổ TK&VV đang hoạt động là 4.084 tổ.

PV TÂY NGUYÊN

Giải pháp giúp giáo viên luôn duy trì năng lượng và sự tỉnh táo khi soạn bài

Nguyễn Lâm