/ Tích hợp văn bản mới
/ Đề xuất miễn giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2020

Đề xuất miễn giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2020

01/01/0001 00:00 |

(LSO) -Chiều ngày 14/5, Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội đã thẩm tra dự thảo nghị quyết của Chính phủ về nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Theo tính toán của Bộ Tài chính tại đề xuất này, thu ngân sách sẽ giảm hơn 10 nghìn tỷ đồng/năm.

Chiều ngày 14/5, Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội đã thẩm tra dự thảo nghị quyết của Chính phủ về nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Phầnlớn người nộp thuế ở bậc 1 sẽ không phải nộp thuế

Trong tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ, theo quy địnhtại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13 (Luật Thuế TNCN), trường hợp chỉ số giátiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hànhhoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủyban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản nàyphù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Theo đề xuất, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc sẽ được nâng lên so với hiện nay

“Theo số liệu Tổng cục Thống kê cung cấp, chỉ số CPItại thời điểm cuối tháng 12/2019 so với thời điểm 1/7/2013 là 123,2%, tăng23,2%. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13 nêu trên, cầnthiết phải nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN”, tờ trìnhcủa Chính phủ nêu rõ.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức giảmtrừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế TNCN (đã được sửa đổi, bổsung tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 26/2012/QH13) như sau: Mức giảm trừ đối vớiđối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đốivới mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh nêu trên,theo Bộ Tài chính, sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế trong bối cảnhgiá cả, lạm phát tăng so với thời điểm năm 2013.

Số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng nộpthuế, trong đó mức độ giảm số thuế phải nộp của nhóm người nộp thuế ở bậc thuếthấp sẽ cao hơn so với những người nộp thuế ở bậc thuế cao.

Trước đó, khi tổ chức lấy ý kiến công khai, mức đềxuất nêu trên nhận được những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, theo nhiều chuyêngia kinh tế, việc nâng mức giảm trừ nêu trên là phù hợp với điều kiện hiện nay,đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế.

Với mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộpthuế sẽ nâng lên là 11 triệu đồng/tháng (không có người phụ thuộc); 15,4 triệuđồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) và 19,8 triệu đồng/tháng (có 2 người phụ thuộc).

Như vậy, một bộ phận lớn những người đang nộp thuếTNCN ở bậc 1 (chiếm đến 44% số người nộp thuế TNCN) sẽ chuyển sang diện khôngphải nộp thuế.

Những người có thu nhập 20 triệu đồng/tháng nếu có 2người phụ thuộc thì số thuế TNCN phải nộp hàng tháng chỉ chiếm khoảng 0,05% thunhập (10 nghìn đồng/tháng). Những người có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng cóngười phụ thuộc sẽ không phải nộp thuế.

Giảmthu ngân sách khoảng 10.800 tỷ đồng/năm

Theo dữ liệu trên hệ thống tập trung của ngành Thuếtrong năm 2019, số lượng người nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đạt khoảng6,89 triệu người, với tổng số thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt trên 79.219 tỷđồng.

Bộ Tài chính tính toán, với đề xuất nâng mức giảm trừgia cảnh nêu trên thì số thu về thuế TNCN 1 năm giảm khoảng 10.800 tỷ đồng(tương đương giảm khoảng 14% số thu NSNN về thuế TNCN từ tiền lương, tiền côngnăm 2019).

Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương ánđiều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nêu trên sẽ được thực hiện kể từ khi nghị quyếtcó hiệu lực thi hành (kể từ ngày ký) và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14,có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020, thì thời hạn quyết toán thuế TNCN năm 2020 chậmnhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặcnăm tài chính; đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyếttoán thuế thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúcnăm dương lịch.

Do vậy trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừgia cảnh cũ (9 triệu đồng/tháng đối với đối tượng nộp thuế và 3,6 triệu đồng/thángđối với mỗi người phụ thuộc) sẽ được xác định số thuế TNCN phải nộp theo mức giảmtrừ gia cảnh mới khi quyết toán thuế TNCN năm 2020.

Thunhập giảm vẫn miệt mài nộp thuế

Nhận xét về mức giảm trừ gia cảnh và thuế TNCN mới đềxuất, dưới góc độ người đang nộp thuế, chị Minh Thảo (Q.2, TP. HCM) cho biết từtháng 2 đến nay do ảnh hưởng dịch Covid-19, công ty chị đang làm gặp khó khăn.Doanh thu sụt giảm, công việc ít đi dẫn đến lương bị sụt giảm, thưởng không có.Thế nhưng mỗi tháng chị vẫn bị tạm khấu trừ thuế TNCN.

Người dân và doanh nghiệp làm các thủ tục quyết toán thuế tại Cục Thuế TP. HCM.

"Năm 2009 khi kinh tế khó khăn, chúng tôi đã đượcmiễn thuế 6 tháng đầu năm. Còn năm nay ảnh hưởng từ dịch bệnh, tình hình cònkhó khăn hơn. Thế nhưng tôi chưa thấy Bộ Tài chính đề xuất chính sách nào chongười làm công ăn lương. Trong khi đó nhiều đối tượng khác đã nhận được hỗ trợ"chị Minh Thảo nêu ý kiến.

Tương tự, anh Trung Nhân (Q.7, TP. HCM) cho hay anhvẫn bị tạm khấu trừ thuế với mức 2 triệu đồng/tháng dựa trên thu nhập của năm2019.

"Năm trước kinh tế còn tốt, chưa xảy ra dịch bệnh,còn năm nay tôi đã bị giảm thu nhập, khó khăn hơn trước nhưng hằng tháng đều bịgiữ lại một khoản thu nhập. Tất nhiên cuối năm khi tổng hợp để quyết toán có thểtôi sẽ được hoàn thuế nhưng như vậy cũng có nghĩa thu nhập của tôi bị "chiếmdụng" trong suốt một năm. Lúc này chúng tôi lại đang rất khó khăn",anh Trung Nhân nói.

Do đó, theo anh Trung Nhân, Nhà nước nên có chínhsách miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm 2020 - cũng là thời điểm xảy ra dịch Covid-19để hỗ trợ người làm công ăn lương. "Đó cũng chính là cách nuôi dưỡng nguồnthu", anh Trung Nhân kiến nghị.

Điều anh Nhân, chị Thảo cũng như những người làmcông ăn lương bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhưng vẫn phải "ứng" thuếTNCN được thể hiện rất rõ trong số liệu của cơ quan thuế.

Theo số liệu của Cục Thuế TP. HCM, chỉ trong 4 thángđã có 1.523 doanh nghiệp trên địa bàn TP giải thể, tăng 54,82% so với cùng kỳnăm 2019.

Hoạt động kinh doanh bị đình trệ do giãn cách xã hộinhằm chống dịch Covid-19, nên tổng số thu thuế lũy kế 4 tháng trên địa bàn chỉđạt hơn 30% so với dự toán, giảm 7,9% so với cùng kỳ 2019.

Hàng loạt sắc thuế chịu ảnh hưởng mạnh, như số thuthuế thu nhập doanh nghiệp giảm 11,08%, thu thuế giá trị gia tăng giảm 6,27% sovới cùng kỳ 2019.

Số thu lệ phí trước bạ 4 tháng đầu năm 2020 giảm 28,11%, tương ứng giảm 638 tỉ đồng. Đây là mức giảm sâu nhất trong giai đoạn 2017 - 2020. Thế nhưng, thu thuế TNCN vẫn tăng 8,96%.

Nên miễn thuế TNCN 6 tháng hoặc 1 năm
Để hỗ trợ người lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19, tại dự thảo nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Bộ KH-ĐT đã đề xuất lùi thời hạn nộp thuế TNCN đến hết ngày 31/12/2020. Việc lùi nộp thuế này áp dụng đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3 của các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Theo ông Nguyễn Công Hùng - chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội - nhìn nhận khó khăn năm nay rất đặc biệt do tác động của đại dịch Covid-19. Hiện VN đã bước đầu khống chế được đại dịch này nhưng doanh nghiệp nhiều ngành nghề như vận tải, du lịch, dịch vụ lưu trú… không thể phục hồi trong 1-2 quý mà thậm chí phải 1-2 năm mới có thể gượng dậy như bình thường được.

Như trong tháng 3, nhất là tháng 4 khi Chính phủ áp dụng biện pháp cách ly xã hội để phòng chống dịch, doanh nghiệp vận tải không có doanh thu. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động lao đao khi phải luân phiên nghỉ, làm 1 ngày nghỉ 3 ngày, thu nhập giảm sâu, thậm chí không có.

Đến nay, ông Hùng cho hay hoạt động kinh doanh vận tải bắt đầu trở lại nhưng với doanh nghiệp và người lao động vẫn còn đó rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người lao động làm công ăn lương, ông Hùng đề nghị Chính phủ nên xem xét miễn tiền thuế TNCN trong năm nay. Còn nếu lùi thời hạn nộp thuế thì đến cuối năm người lao động vẫn phải đóng thuế.

Trong khi đó, thị trường rất mong mỏi chính sách khuyến khích kích cầu tiêu dùng sau mấy tháng vừa qua phải tạm đóng cửa, ngưng hoạt động vì dịch. Nếu có tiền thì người dân sẽ tiêu dùng và Nhà nước sẽ thu thêm được thuế.

Còn theo ThS Trần Minh Hiệp - giảng viên khoa luật thương mại Trường ĐH Luật TP. HCM, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 - 2008, Quốc hội ban hành nghị quyết số 32 điều chỉnh mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu kinh tế. Trong đó có việc miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm 2009 cho người làm công ăn lương.

Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của cá nhân, nhất là cá nhân làm công ăn lương. Trong khi đó, Chính phủ chỉ ban hành nghị định 41 gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Riêng đối với thuế TNCN thì vẫn nộp theo quy định của pháp luật.

"Tôi cho rằng để tạo điều kiện cho người lao động ổn định cuộc sống, pháp luật cần quy định chính sách miễn thuế TNCN cho người lao động với thời gian ít nhất 6 tháng năm 2020", ông Hiệp kiến nghị.

LÂM HOÀNG(t/h)

/can-sua-doi-bo-sung-toan-dien-lua%cc%a3t-giam-di%cc%a3nh-tu-phap.html