/ Trao đổi - Ý kiến
/ Đôi điều băn khoăn từ phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

Đôi điều băn khoăn từ phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Dư luận xã hội nói chung và giới khoa học pháp lý nói riêng trong những ngày qua rất xôn xao về kết quả Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Người không thuộc chuyên ngành luật thì thấy dường như có điều gì đó chưa thực sự thuyết phục; người có chuyên môn luật thì thấy có những điều còn "băn khoăn"cần làm rõ. Bài viết dưới đây thể hiện một góc nhìn của một người nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về những vấn đề pháp lý đặt ra sau phiên xử giám đốc thẩm.

Cũng nhưnhiều người đang bàn luận về câu chuyện này, tôi không quen Hồ Duy Hải. Tôicũng không biết Hồ Duy Hải thực sự vô tội hay có tội. Nhưng với kiến thức pháplý của mình và lương tâm của một người học luật, tôi thấy có nhiều băn khoăn muốnchia sẻ về phiên xử giám đốc thẩm này.

Điều tôiquan tâm nhiều hơn cả là một nền tư pháp Việt Nam thực sự bảo vệ công lý và chothấy công lý hiện diện trong xã hội. HồDuy Hải, cho dù thực sự là có tội đi chăng nữa thì cũng phải được xét xử công bằng,và chỉ có xét xử công bằng của một nền tư pháp vì công lý đích thực mới có thểkết tội Hồ Duy Hải hay bất kỳ ai khác. Tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ nhưsau và xin diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường, tối giản ngôn ngữ pháp lý.

Tính hợp pháp của kháng nghị của VKSND tối cao

Một vấn đề được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nêu ra là kháng nghị của VKSND tối cao không đúng quy định của pháp luật vì Chủ tịch nước đã có Quyết định 639/2012 bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải. Hàm ý ở đây là khi Chủ tịch nước đã bác đơn ân giảm án tử hình thì VKSND tối cao không được quyền kháng nghị.

Tôi cho rằng,không thể đem Quyết định của Chủ tịch nước để quy chiếu tính hợp pháp của quyếtđịnh kháng nghị của VKSND tối cao; bởi vì, chức năng của hai cơ quan này làkhác nhau và nội dung của hai văn bản đề cập tới những khía cạnh khác nhau chodù là về cùng một vụ việc.

Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia chứ không phải cơ quan tố tụng. Hiến pháp, pháp luật trao cho Chủ tịch nước quyền ân giảm đối với tội phạm chứ không phải khẳng định một người có tội hay không có tội. Khi Chủ tịch nước xem xét đơn xin ân giảm thì vấn đề có tội hay không có tội đã được tòa án quyết định có hiệu lực và Chủ tịch nước tôn trọng điều đó. Chủ tịch nước chỉ xem xét với những tình tiết nhân thân thì người phạm tội đó có đáng được ân giảm hay không. Quyết định không ân giảm của Chủ tịch nước không có nghĩa là lời khẳng định quyết định buộc tội tử hình của Tòa án là đúng.

VKSND tốicao thực hiện quyền kháng nghị của mình theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chứcViện kiểm sát nhân dân và Bộ Luật tố tụng hình sự. Quyền kháng nghị có thể đượcthực hiện bất kỳ lúc nào đối với các bản án của Tòa án mà Viên kiểm sát cho làsai, có thể là sai về tố tụng hoặc áp dụng pháp luật nội dung.

Trong trườnghợp vụ án Hồ Duy Hải, VKSND tối cao có thể cho rằng thủ tục tố tụng đã bị vi phạmnghiêm trọng và/hoặc phán quyết của Tòa án cấp dưới không có cơ sở. Khi VKSNDđưa kháng nghị thì Tòa án phải xem lại xem bản án cấp dưới có hiệu lực pháp luậtcó thực sự sai không mặc dù rồi cuối cùng có thể vẫn cho rằng bản án đó đúng.

Quyềnkháng nghị của Viện kiểm sát được thực hiện như là một phép kiểm tra đối với việcxét xử của Tòa án. Đó là một điểm tuyệt vời trong hệ thống tư pháp hình sự ViệtNam. Ở đây, tôi muốn nói rằng, cơ sở pháp lý của kháng nghị của VKSND tối caolà Hiến pháp và các luật liên quan mà VKSND tối cao hoàn toàn có quyền khángnghị ngay cả khi Chủ tịch nước đã có quyết định bác đơn ân giảm án tử hình.

Trường hợpVKSND tối cao kháng nghị đúng, người tử tù được tuyên không có tội thì cũngkhông có nghĩa là Chủ tịch nước đã ra quyết định sai. Vì vậy, việc đặt câu hỏiVKSND tối cao kháng nghị có đúng không khi Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân giảmán tử hình là một câu hỏi không phù hợp.

Sự độc lập của Hội đồng xét xử

Nhiều ý kiến nêu liệu HĐXX trong trường hợp này là Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có độc lập không khi Chủ tọa hội đồng đó, người đồng thời là Chánh án TAND tối cao, trước đây là Viện trưởng VKSND tối cao và đã từng ra quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm trong cùng vụ án. Quan điểm của tôi cho rằng, ý kiến này là có cơ sở.

TAND và VKSND thực hiện chức năng khác nhau nhưng lại giải quyết các vấn đề giống nhau khi thụ lý cùng một vụ việc. Cụ thể, trong vụ việc giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, trước đây khi hồ sơ đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm gửi lên Viện trưởng VKSND tối cao thì vấn đề mà Viện trưởng VKSND tối cao phải xem xét là liệu bản án của tòa án có bị sai không và nếu sai thì có đáng để kháng nghị không. Khi quyết định kháng nghị tức là Viện trưởng đã cho rằng có sai sót trong đó, còn nếu quyết định không kháng nghị có nghĩa là Viện trưởng đã cho rằng không có sai sót trong đó hoặc có sai nhưng không đáng để nêu vấn đề.

Bây giờ,khi xét xử giám đốc thẩm thì Hội đồng thẩm phán cũng giải quyết chính vấn đềđó, trả lời đúng câu hỏi đó, tức là bản án cấp dưới (trong đó có cả quy trình tốtụng) có sai sót không, trong trường hợp có sai sót thì có đáng bị hủy haykhông.

Cùng mộtngười nếu trước đây đã cho rằng bản án không sai thì bây giờ sao có thể phủ địnhchính mình khi trả lời câu hỏi tương tự trong khi vụ án không có tình tiết mới.Điều này chẳng khác nào chưa xét xử thì quan điểm của vị Chủ tọa HĐXX đã được ấnđịnh.

Về vấn đề “có sai sót về tố tụng nhưng khôngthay đổi bản chất vụ án”

Câu hỏi đầutiên mà Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nêu để biểu quyết trong vụ Hồ Duy Hảilà “Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làmthay đổi bản chất vụ án hay không?”. Theo đó, 17/17 thành viên biểu quyết là“Không thay đổi bản chất vụ án”.

Đặt ra câuhỏi này để biểu quyết, Hội đồng thẩm phan TAND tối cao đã mắc một số sai lầm.

Thứ nhất,với câu hỏi đó, thông điệp mà cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam truyền đi làdù quá trình xét xử có vi phạm tố tụng thì bản án vấn được công nhận nếu Hội đồnggiám đốc thẩm tin rằng người đó có tội.

Không rõ từkhi nào Tòa án lại xem nhẹ pháp luật tố tụng đến vậy. Bất cứ ai học luật từ bậchọc cử nhân đều hiểu rằng công lý được bảo đảm bằng pháp luật tố tụng. Đứng trướcmột vụ án hình sự bao giờ phía nạn nhân và phía buộc tội cũng muốn bị cáo phảibị kết tội và chịu hình phạt nghiêm khắc. Đối với họ, như vậy mới là công lý.

Còn đối vớiphía bị cáo và gia đình bị cáo thì phải tuyên vô tội hay có tội với hình phạtnhẹ hơn mới là công lý.

Như vậy, công lý không nằm ở có tội hay không có tội, hình phạt nặng hay nhẹ mà ở chỗ thủ tục điều tra, truy tố, xét xử có công bằng không, người bị buộc tội có được bảo đảm quyền tố tụng của mình không, chứng cứ có đủ cơ sở để buộc tội không… Đó là lý do tại sao vi phạm pháp luật tố tụng có thể dẫn tới hủy án. Sai sót về tố tụng trong vụ án Hồ Duy Hải phải được xem xét nghiêm túc từ chính nó để cân nhắc có hủy án hay không. Không thể lấy cái gọi là “bản chất vụ án không thay đổi” để biện minh và sau đó là bỏ qua cho sai sót về tố tụng.

Thứ hai, đặtcâu hỏi như vậy Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã đi lạc đề, vì nó không phù hợpvới chức năng và nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốcthẩm không phải là xem xét người bị buộc tội thực sự có tội hay không, đó lànhiệm vụ của Tòa án sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩmlà xem xét bản án cấp dưới có sai không và nếu sai thì có bị hủy không. Cái saiở đây có thể về thủ tục tố tụng trong quá trình từ điều tra, truy tố đến xét xửhoặc sai về áp dụng pháp luật.

Như vậy,câu hỏi mà Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần đặt ra phải là: “Với những saisót trong tố tụng của vụ án Hồ Duy Hải, kéo theo đó là sự không hợp lệ của mộtsố chứng cứ như đã nêu thì liệu có đủ cơ sở để buộc tội Hồ Duy Hải như bản ánsơ thẩm, phúc thẩm đã làm không?”

Nói cáchkhác, TAND tối cao cần loại bỏ tất cả những chứng cứ thu thập có vi phạm thủ tụctố tụng và đặt câu hỏi: “Với tất cả các chứng cứ còn lại thì liệu có đủ cơ sở kếtluận Hồ Duy Hải phạm tội không?”

Nếu đặtđúng câu hỏi như vậy thì câu trả lời “Không đủ cơ sở” là hết sức rõ ràng, bởichỉ cần qua thông tin trên báo chí trong những ngày qua cũng có thể thấy các chứngcứ được thu thập một cách trái pháp luật đều là những chứng cứ chủ chốt để tòaán dựa vào đó buộc tội Hồ Duy Hải.

Thứ ba, Hộiđồng thẩm phán TAND tối cao đã quá chú trọng đến chuyện Hồ Duy Hải có tội haykhông có tội mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của xét xử giám đốc thẩm lànêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong ápdụng pháp luật hình sự trong xét xử. Nói cách khác, nhiệm vụ của xét xử giám đốcthẩm là giải thích pháp luật để làm rõ cái đúng, cái sai trong quá trình tố tụngvà trong quá trình xét xử. Tư duy của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, do đó,không chỉ bó hẹp trong vụ việc cụ thể mà phải ở tầm bao quát hơn để “chữa lỗi”của các cơ quan tố tụng nếu có.

Chỉ ra cáisai của cơ quan tố tụng và bản án cấp dưới không có nghĩa là phơi ra điểm yếu củahệ thống tư pháp. Chưa cần nói tới việc Hồ Duy Hải có bị oan hay không, nếu Hộiđồng thẩm phán TAND tối cao hủy bản án đã kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải dovi phạm tố tụng thì tác động sẽ như thế nào? Bên cạnh chuyện chỉ ra cái đúng,cái sai thì điều đó sẽ chứng tỏ rằng công lý của nền tư pháp Việt Nam đã đượcthực thi cho dù cơ quan tố tụng cấp dưới đã có những sai sót. Xã hội sẽ thấy đólà một phần trong cơ chế xét xử công bằng của hệ thống tòa án.

Tuyệt vờihơn, nó sẽ truyền đi thông điệp rằng các cơ quan tố tụng cấp dưới từ cơ quan điềutra, công tố tới xét xử phải tự hoàn thiện mình trong quá tình tiến hành tố tụng,bởi đối với TAND tối cao vi phạm tố tụng là vi phạm nghiêm trọng và sẽ đem lạihậu quả pháp lý. Đó mới là việc TAND tối cao cần phải làm cho xã hội.

TAND tốicao hãy quan tâm nhiều hơn đến việc chấn chỉnh và chữa các lỗi do sai sót trongquá trình tố tụng thay vì chỉ băn khoăn với câu hỏi liệu người bị cáo có thực sựphạm tội hay không phạm tội.
Thật đáng tiếc phải nói rằng quyết định giám đốcthẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải là một bản ánthực sự chưa thể hiện công lý.

TS. VŨ THỊ PHƯƠNG LAN

(GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI)