/ Tin nổi bật
/ Dự án Cát Linh - Hà Đông: Chưa thể đánh giá an toàn, không có cơ sở thanh toán 50 triệu USD

Dự án Cát Linh - Hà Đông: Chưa thể đánh giá an toàn, không có cơ sở thanh toán 50 triệu USD

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Do Covid-19, chuyên gia của liên danh Tư vấn Pháp chưa thể sang Việt Nam để tham gia đánh giá an toàn dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng cho biết, mặc dù Bộ Giao thông Vận tải rất chia sẻ với khó khăn của Tổng thầu nhưng việc thanh toán số tiền 50 triệu USD là không có cơ sở.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông bắt đầu được thực hiện từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc. Ảnh: Internet

Chiều 16/6, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn NgọcĐông cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Bộ Ngoại giao, Đại sứ quánPháp tại Hà Nội hỗ trợ đưa chuyên gia của Liên danh tư vấn Apave-Certifer-Tricc(ACT) ở Pháp sang Việt Nam trong tháng 6. Một số chuyên gia trở về Pháp dịp TếtCanh Tý và bị kẹt lại do ảnh hưởng của Covid-19.

Tuy nhiên, Đại sứ quán Pháp thông báo đến tháng 7 mới trả lời Bộ Giao thông Vận tải. Hiện Việt Nam và nhiều nước vẫn đóng cửa đường bay thương mại quốc tế nên chưa tìm được phương án đi lại cho các chuyên gia.

"Nếu Tư vấn Pháp không sang Việt Nam thì dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không thể vận hành thử", ông Đông nói, cho biết công tác vận hành thử là điều kiện bắt buộc để đánh giá an toàn hệ thống, nghiệm thu dự án.

Theo Thứ trưởng Đông, hiện nay có 28nhân sự phía Trung Quốc đã sang Việt Nam; trong đó có 23 chuyên gia của Tổng thầuvà 5 nhân sự của đơn vị Tư vấn giám sát dự án.

Số nhân sự này có mặt tại Hà Nội từ ngày 14/6, hơn 100 nhân sự còn lại hiện đang tiếp tục làm thủ tục để trở lại Việt Nam. Được biết, các nhân sự Trung Quốc di chuyển bằng tàu hỏa và nhập cảnh qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai.

Tại đây, tất cả phải kê khai và kiểm tra y tế, phun khử trùng trước khi lên xe ôtô di chuyển về Hà Nội. Sau đó, họ được cách ly tập trung ở khu depot của dự án tại quận Hà Đông trong 14 ngày.

Về khoản tiền 50 triệu USD phía Tổng thầu đề nghị thanh toán thêm trước đó, Thứ trưởng Đông cho biết đến nay hai bên đã tích cực trao đổi và hợp tác. Mặc dù đây là số tiền nằm trong khối lượng dự án đã thực hiện, nhưng hợp đồng EPC đã ký kết quy định rõ việc thanh toán và khối lượng thanh toán.

"Bộ Giao thông Vận tải rất chia sẻ với khó khăn của Tổng thầu nhưng việc thanh toán số tiền này là không có cơ sở. Chúng tôi chỉ thanh toán theo hợp đồng đã ký và theo quy định của pháp luật Việt Nam,", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh và cho biết hiện tại phía Tổng thầu không còn nhắc tới việc thanh toán này nữa.

Trả lời về khả năng đưa dự án vào khai thác thương mạitrong năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳngđịnh đang đốc thúc các bên liên quan thực hiện. Việc này còn phụ thuộc vào kếhoạch của Hà Nội vì là cơ quan tiếp nhận dự án.

Được biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông bắt đầu được thực hiện từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam-Trung Quốc.

Tổng thầu EPC là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tậpđoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và Tư vấn giám sát thi công là Công ty tráchnhiệm hữu hạn Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt BắcKinh.

Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành vào cuốinăm 2017 nhưng phải lùi thời hạn vận hành sang năm 2018, tiếp đó lại xin gia hạntới tháng 4/2019, nhưng do Tổng thầu không thực hiện đúng cam kết nên tới naytuyến đường sắt này vẫn chưa thể đưa vào khai thác.

Hồi tháng 1/2020, Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sátđã cho các nhân sự thực hiện Dự án về Trung Quốc để nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý2020, dự kiến sẽ trở lại Việt Nam tiếp tục làm việc để hoàn thành Dự án từ ngày1/2/2020. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc nên nước nàykhông cho công dân xuất cảnh, Việt Nam cũng đã "đóng cửa" đường bay.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có chiều dài hơn 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Toàn bộ 12 nhà ga trên cao và khu Depot dưới mặt đất có đường ray đôi khổ 1.435mm.

Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến. Tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35 km/giờ.

Theo quy định, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi được đưa vào vận hành chính thức phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng nhận kiểm định an toàn các đoàn tàu.

Ngoài ra, dự án còn phải được đánh giá và cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống do liên danh Apave-Certifier-Tric (Pháp) - tổ chức chứng nhận độc lập có đủ năng lực thực hiện, được chủ đầu tư dự án lựa chọn qua đấu thầu. Đơn vị này chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, chứng nhận của mình.

LÂM HOÀNG(t/h)

/thu-tuong-duong-sat-cat-linh-ha-dong-giai-quyet-kho-khan-mat-thoi-gian.html