/ Tin thế giới
/ Hải quân Philippines khinh hạm tên lửa đầu tiên do Hàn Quốc đóng, Mỹ phô diễn mẫu oanh tạc cơ uy lực ở châu Á

Hải quân Philippines khinh hạm tên lửa đầu tiên do Hàn Quốc đóng, Mỹ phô diễn mẫu oanh tạc cơ uy lực ở châu Á

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Philippines đón tàu khinh hạm tên lửa đầu tiên, BRP Jose Rizal (FF-150), con tàu được dự đoán sẽ giúp hải quân Philippines nâng cao năng lược bảo vệ lãnh hải rộng lớn của quốc gia này.Mỹ phô diễn sức mạnh của máy bay B-1B khi liên tục hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện khả năng triển khai sức mạnh của Mỹ trong quan hệ cạnh tranh với Trung Quốc.

Hải quân Philippines khinh hạm tên lửa đầu tiên do Hàn Quốc đóng

Đón khinh hạm tên lửa BRP Jose Rizal. Ảnh: HẢI QUÂN PHILIPPINES

Theo phó đề đốc Karl Decapia, người đứng đầu lực lượng ngoài khơi của hải quân Philippines, con tàu mới đã hạ neo an toàn ngoài vịnh Subic ngày 23/5, tức 5 ngày sau khi rời khu đóng tàu Hyundai Heavy Industries tại Ulsan, Hàn Quốc, ngày 18/5.

BRP Jose Rizal có thể đạt tốc độ thiết kế tối đa 25 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 15 hải lý/giờ và phạm vi hoạt động trong vòng 4.500 hải lý.

Con tàu được trang bị một hải pháo Oto Melara 76mm Super Rapid, một hệ thống Aselsan Smash 30mm cùng nhiều ngư lôi chống ngầm, tên lửa phòng không và chống tàu.

Phát biểu khi nhận tàu, tư lệnh hải quân Philippines, phó đô đốc Robert Empedrad, tuyên bố: "Đây là động thái chiến lược vì con tàu này sẽ thực dụng nhất trong hải quân Philippines vì sự đa năng của nó".

Con tàu dự tính được chuyển giao vào cuối tháng 4 nhưng bị trễ hẹn do các lệnh hạn chế đi lại chống dịch Covid-19.

Phó đề đốc Decapia tuyên bố ngày 23/5 rằng BRP Jose Rizal "báo hiệu việc xây dựng lực lượng hải quân hiện đại có khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ lãnh thổ" của Philippines.

Ông cũng nói thêm rằng nhờ BRP Jose Rizal và chiếc tàu anh em của nó sắp được giao trong năm nay, BRP Antonio Luna, hải quân Philippines đã có thể tiến hành tác chiến phòng không, tác chiến chống hạm nổi, tác chiến chống tàu ngầm và các hoạt động tác chiến điện tử khác.

Phó đề đốc hải quân trên cũng cho biết Chính phủ Philippines luôn ủng hộ việc hiện đại hóa hải quân nhằm tăng độ tin cậy của lực lượng này.

Theo Hãng tin Philippines PNA, BRP Jose Rizal bắt đầuđược đóng tại Ulsan, Hàn Quốc từ ngày 23/5/2019, trong khi chiếc BRP AntonioLuna bắt đầu được đóng từ ngày 8/11 cùng năm.

Hợp đồng đóng 2 con tàu trên trị giá 16 tỉ peso (320triệu USD) và thêm 2 tỉ peso (39 triệu USD) cho hệ thống vũ khí và đạn dược.

Sau khi hạ neo, đội ngũ thủy thủ đoàn sẽ thực hiệncách ly trong vòng 2 tuần để tuân thủ quy định y tế do Chính phủ Philippines đặtra nhằm phòng chống đại dịch Covid-19 từ virus corona chủng mới.

Trên tàu có tổng cộng 61 sĩ quan và binh sĩ hải quânPhilippines, 23 nhân viên đến từ Hyundai Heavy Industries và 4 "đại diệnchủ sở hữu".

Khâu kiểm tra kỹ thuật và tiếp nhận sẽ được tiếnhành sau giai đoạn cách ly. Buổi lễ tiếp nhận và vận hành tàu dự tính được tổchức đơn giản vào ngày 19/6 tới.

Mỹ phô diễn mẫu oanh tạc cơ uy lực ở châu Á

Oanh tạc cơ B-1B phóng thử tên lửa LRASM cuối năm 2017. Ảnh: US Navy.

Sau khi rút hết oanh tạc cơ B-52 khỏi Guam và chấm dứt nhiệm vụ Hiện diện Oanh tạc cơ Liên tục (CBP) tại đây hôm 17/4, Mỹ đã khiến nhiều đồng minh, đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương hoài nghi về cam kết của nước này với khu vực. Không lâu sau đó, đến đầu tháng 5, không quân Mỹ 4 oanh tạc cơ B-1B Lancer và 200 binh sĩ tới Guam, trong nỗ lực gia tăng hiện diện theo chiến lược mới.

Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) cho biết phi đội B-1B sẽ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và "các sứ mệnh răn đe chiến lược" ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Kế hoạch này được thiết kế nhằm di chuyển oanh tạc cơ chiến lược tới nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới, thể hiện "tính khó dự đoán trong tác chiến" của chúng, khiến đối thủ phải liên tục phỏng đoán lực lượng Mỹ đang ở đâu.

Không chỉ thực hiện những chuyến bay kéo dài hàng chụctiếng đến các khu vực khác nhau, các phi cơ B-1B đang nối lại hoạt động huấnluyện với vũ khí tiến công tầm xa có độ chính xác cao tại Thái Bình Dường, sựchuyển dịch đáng kể sau nhiều năm đội bay Lancer phải làm nhiệm vụ yểm trợ mặtđất tầm gần tại Trung Đông.

"Điều tuyệt vời ở dòng B-1B là chúng có thểmang Tên lửa Chống hạm Tầm xa (LRASM), loại vũ khí hoàn hảo cho mặt trận TháiBình Dương", tướng Jim Dawkins Jr., chỉ huy Trung tâm điều phối Các chiếndịch Tấn công Toàn cầu Liên quân (JGSOC) của không quân Mỹ, nhận xét.

"Chúng tôi không chỉ tái điều chỉnh tỷ lệ máybay sẵn sàng làm nhiệm vụ và các hoạt động huấn luyện, mà còn thay đổi cách triểnkhai để hướng tới những cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc theo Chiến lượcPhòng thủ Quốc gia (NDS)", tướng Dawkins nói thêm.

Tỷ lệ sẵn sàng làm nhiệm vụ thể hiện số lượng máybay có thể xuất phát vào mỗi thời điểm nhất định. Không quân Mỹ đang tìm cách cảithiện con số này, vốn đang ở mức trên dưới 50%, sau khi hàng loạt chiếc B-1B mấtkhả năng vận hành vì phải liên tục chiến đấu trong môi trường sa mạc khắc nghiệt.

Tài liệu NDS được chính phủ Mỹ công bố năm 2018 coiTrung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lược chuyên sử dụng sức mạnh kinhtế để đe dọa các láng giềng và quân sự hóa những thực thể trên Biển Đông".Cựu bộ trưởng không quân Heather Wilson khẳng định Trung Quốc đã trở thành"mối đe dọa ngày càng lớn với không quân Mỹ trong khu vực bởi tốc độ hiệnđại hóa nhanh chóng".

Chiến lược của Lầu Năm Góc là răn đe các đối thủ bằngcách ngăn họ triển khai sức mạnh quân sự. Đó là một trong những lý do 4 oanh tạccơ B-1B liên tục cất cánh từ căn cứ Andersen trên đảo Guam từ hôm 1/5 để thựchiện các chuyến tuần tra và diễn tập trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

"Trong một cuộc tấn công mô phỏng, tổ lái sẽ chọnmục tiêu giả định, lên kế hoạch và liên tục bay trong khu vực có thể đe dọa mụctiêu đó mà không sợ bị trả đũa. Phóng tên lửa tầm xa như JASSM-ER và LRASM đòihỏi kỹ năng khác xa nhiệm vụ yểm trợ mặt đất tầm gần được phi đội B-1B thực hiệntrong những năm qua", tướng Dawkins tiết lộ.

Các chỉ huy Mỹ không công bố chi tiết hoạt động diễn tập của những chiếc Lancer ở Thái Bình Dương, nhưng phi đội này gần đây bắt đầu mang tên lửa hành trình tàng hình JASSM, một trong những vũ khí không đối đất tầm xa uy lực nhất của Mỹ hiện nay.

AGM-158 JASSM là tên lửa hành trình tầm xa phóng từmáy bay do Lockheed Martin phát triển cho không quân Mỹ. Chương trình khởi đầutừ 1995, nhưng hàng loạt vấn đề trong quá trình thử nghiệm khiến tên lửa bị chêlà "đầy lỗi" và Lầu Năm Góc suýt hủy bỏ nó. Sau khi loại vũ khí nàyđược biên chế năm 2009, Lockheed Martin đã bàn giao tổng cộng 2.000 quả đạn chokhông quân Mỹ.

Loại vũ khí này lần đầu tham gia thực chiến vào ngày14/4/2018, khi 19 quả đạn tăng tầm AGM-158B JASSM-ER được phóng từ oanh tạc cơB-1B Lancer nhằm vào các mục tiêu ở Syria.

Biến thể JASSM-ER được ứng dụng nhiều công nghệ tànghình, khiến nó khó bị phát hiện và đánh chặn hơn. Quả đạn có tầm bắn hơn 900km, so với 370 km của mẫu AGM-158 nguyên bản.

Trong khi đó, AGM-158C LRASM là tên lửa chống hạm đượcphát triển từ nền tảng JASSM nhằm tạo ra loại vũ khí lấp chỗ trống của tên lửadiệt hạm AGM-84 Harpoon.

Các loại vũ khí chống hạm đã bị Mỹ bỏ quên từ saukhi kết thúc Chiến tranh Lạnh, nhưng sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc khiếnLầu Năm Góc không thể ngồi yên.

Tên lửa LRASM được trang bị đầu dò vô tuyến đa chứcnăng cùng đường truyền dữ liệu (datalink) tiên tiến. Sau khi rời bệ phóng, nó sẽnhận dữ liệu mục tiêu từ tàu chiến hoặc máy bay, sau đó tiếp tục nhận thông tincập nhật về mục tiêu qua kết nối với vệ tinh. Lầu Năm Góc cho biết LRASM có tầmbắn trên 370 km, trong khi các chuyên gia ước tính con số này có thể đạt mức560 km.

Mỗi oanh tạc cơ B-1B có khả năng mang tối đa 57 tấnvũ khí, gấp đôi những chiếc B-52 hay B-2 Spirit, cho phép chúng mang tới 24 quảJASSM-ER hoặc LRASM trong một nhiệm vụ.

Diện tích rộng lớn của Thái Bình Dương rất phù hợp vớinhiệm vụ huấn luyện sử dụng các dòng tên lửa tầm xa, điều khó thực hiện khi nhữngchiếc B-1B diễn tập ở bờ biển Mỹ.

Một chiếc B-1B hồi cuối tháng 4 từng thực hiện chuyến bay dài 30 tiếng từ bang Nam Dakota đến Nhật Bản và trở về Mỹ. Tổ bay đã hội quân và diễn tập cùng 6 tiêm kích F-16 Mỹ, cùng 15 máy bay F-2 và F-15 Nhật Bản ở thao trường gần thành phố Misawa trong hoạt động này.

Bộ tư lệnh Tấn công Toàn cầu của không quân Mỹ(AFGSC) hồi năm ngoái giới thiệu gói nâng cấp cho dòng B-1B, cho phép chúngmang đến 40 tên lửa và bom các loại, cũng như những vũ khí với khối lượng tới gần2,5 tấn, trong đó gồm cả tên lửa siêu vượt âm.

AFGSC khẳng định giải pháp này này dựa trên thiết kếcó sẵn của dòng B-1B, không đòi hỏi chỉnh sửa khung thân và bảo đảm tuân thủ Hiệpước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START).

"Chúng tôi đang theo đuổi giải pháp giá treo vũkhí ngoài thân, cho phép mỗi chiếc B-1B mang được 6 quả đạn Vũ khí Phản ứngnhanh phóng từ máy bay (ARRW), trong khi tên lửa LRASM và JASSM-ER vẫn sử dụnggiá treo trong thân", tướng Tim Ray, tư lệnh AFGSC, cho hay.

LÂM HOÀNG (t/h)

/tuong-lai-nao-cho-vu-kien-trung-quoc-vi-covid-19.html