/ Đời sống - Xã hội
/ Hiểm nguy “săn” ong rừng lấy mật

Hiểm nguy “săn” ong rừng lấy mật

01/01/0001 00:00 |

(LSO) – Rủi ro bị ong đốt, rắn rết cắn, leo trèo cây cao… là những hiểm nguy mà người đi lấy mật ong rừng luôn phải đối mặt. Nhưng vì mưu sinh, họ vẫn chấp nhận để có tiền trang trải cuộc sống.

Theo chân “thợ” vào rừng lấy mật

Cuốitháng ba giữa mùa nắng hạn của vùng đất Tây Nguyên, nhiều diện tích cà phê củangười dân ở các địa phương như Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk,... đang dần úa vàngdo thiếu nước tưới, không ít người dân lao đao vì thiếu nước sinh hoạt.

Chúngtôi tìm đến anh T. V. Ngọc (ngụ ở Đạ Huoai, Lâm Đồng) để tìm hiểu về việc “sănong rừng lấy mật”. Được biết, mùa này những cánh rừng thuộc các huyện như CátTiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai,... có nhiều tổ ong nặng trĩu mật.

Anh Ngọc cho biết, vào tháng hai thời tiết mát dịu nên ong rừng nhiều, rất dễ bắt gặp người đi kiếm mật. Vào thời điểm hiện tại nắng nóng kéo dài nên người đi lấy mật cũng ít.

Tổ ong khoái trên cành cây cao khoảng 10 mét.

Côngviệc săn mật ong trong rừng không hề đơn giản, cứ lần theo các bàu nước – nơi ongthường đến lấy nước sẽ phát hiện đàn ong và bám theo hướng ong bay là có thể bắtgặp vị trí ong làm tổ. Đó là cách săn mật ong tận rừng sâu, còn việc tìm mật ởcác vườn cao su, vườn điều, cà phê... thì đơn giản hơn bởi ở đây không có bụi rậm,tán cây thường thấp... dễ quan sát.

Theo người dân Tây Nguyên, ong rừng có nhiều loại như ong khoái, ong vú, ong long, ong ruồi,... Trong đó, ong khoái dữ tợn nhất thường làm tổ theo hướng ánh mặt trời chiếu xuống, sẵn sàng tấn công bất cứ ai “xâm phạm” vào lãnh thổ của chúng. Trong những lần lấy mật ong khoái, anh Ngọc bị tấn công, ong đốt hàng trăm mũi là bình thường.

Hơ lửa để đuổi ong ra khỏi tổ.

“Thậm chí, có người bị nọc độc của nó làm hạ huyết áp phải nhập viện”, anh Ngọc chia sẻ.

Theochân anh Ngọc, chúng tôi vượt cả chục cây số đường rừng, qua nhiều con dốc,dòng suối, mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Cuối cùng cũng được “mục sở thị” cách anh Ngọclấy mật ong rừng.

Anh Ngọc chỉ tay lên một nhánh cây cao khoảng 10m, trước mắt chúng tôi một tổ ong khoái có kích thước khá to. Anh Ngọc ước lượng với kích thước như vậy tổ ong sẽ cho khoảng 6-7 lít mật.

Thành quả sau nửa tiếng đồng hồ.

Đểlấy mật, anh Ngọc đã chuẩn bị sẵn dụng cụ như áo mưa, bó lá cây khô, kèm vài láxanh để đốt lửa tạo thành khói sẽ khiến chúng khó định vị được kẻ thù. Ngoàira, còn có dụng cụ như túi đựng mật, con dao...

AnhNgọc mặc đồ bảo hộ, cầm, túi đựng mật, bắt đầu đốt lửa tạo khói để ong bay đi. Thờigian này mất khoảng 10 phút, rồi bắt đầu trèo lên cây.

Nhìnngười đàn ông trung niên dáng cao gầy khắc khổ thoăn thoắt trèo lên cây khiếnchúng tôi thót tim. Trên những tán cây rừng xanh bạt ngàn, hàng nghìn con ongbay ra khỏi tổ, tiếng kêu vang cả một góc rừng. Xung quanh anh Ngọc, đàn ong thinhau bu tới, nhưng không một con nào đốt. Lý giải điều này, những người săn ongrừng cho rằng ong đã “say khói”.

Sau chừng nửa tiếng, cả tổ ong trĩu mật đã nằm gọn trong túi đựng của người đàn ông này.

Hiểm nguy rình rập

Chứngkiến cảnh anh Ngọc lấy mật, chúng tôi thấy rõ những nguy hiểm rình rập ngườiđàn ông này. Anh Ngọc cho biết, việc dùng khói lửa xua đuổi đàn ong nếu khôngmay lửa tắt, cả đàn ong hàng nghìn con phát hiện và tấn công. Cùng với đó là việcleo trèo cao dễ khiến người lấy mật gặp tai nạn.

“Có cả việc dùng lửa đốt tổ ong gây cháy rừng, bởi chỉ cần một mồi lửa rớt xuống thời điểm lá rừng khô do nắng hạn sẽ khiến cả vạt rừng cháy không thể cứu chữa. Ý thức được việc này nên những người lấy mật ong rừng luôn đi theo nhóm. Khi hơ lửa lấy mật sẽ có người canh chừng để dọn dẹp và dập lửa, phòng cháy lan”, anh Ngọc nói.

Nhiều khi đi lấy mật gặp lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng, “xui” thì bị bắt và xử lý các hành vi vi phạm, “hên” cũng đủ nhớ đời bởi chạy bạt mạng mới thoát thân. Rủi ro là thế, nhưng do thời điểm ong cho mật nhiều trong năm nên nhiều người vẫn liều mình lấy về để bán kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Được biết, mỗi lít mật ong lấy về bán cho thương lái địa phương với giá khoảng 500-800 nghìn đồng.

Kim Đồng