/ Trao đổi - Ý kiến
/ Hình phạt nào dành cho các bị can liên quan đến sai phạm của CDC TP. Hà Nội

Hình phạt nào dành cho các bị can liên quan đến sai phạm của CDC TP. Hà Nội

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Các bị can có thể sẽ phải đối diện với mức hình phạt tù cao nhất là 20 năm; ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngày 22/4/2020, VKSND tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội (CDC) và hàng loạt đối tượng liên quan để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội - nơi xảy ra sai phạm.

Theo đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC TP. Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và các đơn vị liên quan.

Hình phạt cao nhấtlên đến 20 năm tù

Trong vụ án này, C03 đã khởi tố đối với 7 bị can bị khởi tốvà bị áp dụng lệnh bắt tạm giam để tiến hành điều tra, xác minh làm rõ sai phạmtrong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ côngtác phòng, chống dịch Covid-19 tại CDC và một số đơn vị liên quan.

Với những dấu hiệu của hành vi phạm tội theo kết quả xác minh, điều tra cũng như các quyết định khởi tố của C03 đối với các bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.

Khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự 2015:
- Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Theo đó, các bị can có thể sẽ phải đối diện với mức hình phạt tù cao nhất là 20 năm; ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tuổi trẻ thông tin, thời gian vừa qua CDC Hà Nội có mua thêm một hệ thống xét nghiệm realtime PCR, do số lượng mẫu nghi nhiễm Covid-19 cần xét nghiệm gia tăng (Hà Nội đã có 2 máy tương tự, một đơn vị đối tác cũng cho mượn 6 máy), đủ khả năng xét nghiệm 2.000 – 2.500 mẫu/ngày (chạy 24/24 giờ).

Về giá thành thiết bị, loại Hà Nội đã mua là hệ thống bao gồm đầy đủ các máy kèm theo như máy tách chiết mẫu, máy phân tích mẫu (realtime PCR) khoảng 7 tỉ đồng.

Trong khi đó, một nhà cung cấp thiết bị xét nghiệm vào loại lớn trên thị trường cho biết giá một hệ thống xét nghiệm như thế này không quá 4 tỉ đồng.

7 đối tượng bị cơ quan Công an bắt tạm giam.

Tình tiết tăng nặng

Trong khi toàn hệ thống chính trị đang phải gồng mình đối phó với dịch bệnh Covid-19, nhà nước phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân với số tiền hàng chục ngàn tỉ thì việc làm của lãnh đạo CDC Hà Nội và các đối tượng liên quan là không thể chấp nhận được. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà nó còn biểu hiện của sự vô cảm, là tội ác đối với nhân dân.

Theo Luật sư Nguyễn Tiến Trung, Công ty Luật Trung Nguyễn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, khi toàn xã hội đang tập trung đối phó, phòng chống dịch bệnh Covid-19, các bị can đã lợi dụng việc được chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vì vậy, các bị can còn có thể bị áp dụng tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 của Bộ luật Hình sự như: “Phạm tội có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội”.

Luật sư Nguyễn Tiến Trung, Công ty Luật Trung Nguyễn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, trong cuộc làm việc vớiBan chỉ đạo thành phố trước đó cũng cảnh báo, tiêu cực xà xẻo trong phòng chốngdịch Covid-19 là có tội, phải xử lý nghiêm.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. Hà Nội được tổ chức sáng 17/4, Chủ tịch UBND thành phố – Nguyễn Đức Chung cho biết về việc này: “Quan điểm của Thường trực Thành uỷ và Ban chỉ đạo là các trường hợp vi phạm phải được điều tra và xử lý nghiêm, không nương nhẹ. Trong dịch bệnh lại có hành vi như vậy sẽ là tình tiết tăng nặng”.

“Trong lĩnh vực này mà có biểu hiện móc ngoặc, nâng khống giá để tham nhũng thì không chỉ mang tiếng với người dân thành phố, cả nước mà cả cộng đồng quốc tế”, ông Chung nói.

7 đối tượng bị cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam, gồm:
– Nguyễn Nhật Cảm, sinh năm 1963 - Giám đốc CDC;
– Nguyễn Vũ Hà Thanh, sinh năm 1979 - Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC;
– Lê Xuân Tuấn, sinh năm 1982 - nhân viên Phòng Tài chính kế toán CDC;
– Đào Thế Vinh, sinh năm 1975 - Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST);
– Nguyễn Trần Duy, sinh năm 1980 - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành;
– Nguyễn Ngọc Nhất, sinh năm 1986 - nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech;
– Nguyễn Thanh Tuyền, sinh năm 1985 - nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông.

THANH HÀ

/khoi-to-bat-tam-giam-giam-doc-cdc-ha-noi-nguyen-nhat-cam.html
/vu-an-thiet-bi-y-te-chong-dich-tai-cdc-ha-noi-con-hon-ca-toi-ac.html
/dau-hieu-sai-pham-nao-khien-can-bo-cdc-ha-noi-bi-cong-an-trieu-tap.html