/ Phân tích - Nghiên cứu
/ Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (1960-2020): Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa - Nhìn từ góc độ luật sư

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (1960-2020): Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa - Nhìn từ góc độ luật sư

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Bên cạnh những kết quả có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức và hoạt động của ngành KSND trong 60 năm qua, nhìn từ góc độ của luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự thời gian qua, chúng tôi nhận thấy dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Viện trưởng VKSND tối cao, toàn ngành Kiểm sát đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác tranh tụng, đặc biệt là hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Từ vị thế tranh cãi đến định hình chủ trương, thiết lập nguyên tắc cơ bản và pháp luật thực định về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hình sự

Sáu mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20 ngày 26/7/1960 công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân dân (VKSND), có thể nói một trong những thành quả và dấu ấn đặc biệt trong tổ chức và hoạt động của ngành KSND là kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp theo Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND quy định. Thông qua thực hiện các chức năng cơ bản này, ngành KSND đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp luật định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan và cá nhân này.

Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng đồng chí Lê Minh Trí - Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao bên lề Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai công tác năm 2020 của ngành Kiểm sát nhân dân ngày 27/12/2019.

Qua tham khảo lịch sử 60 năm thành lập ngành KSND, so vớichiều dài lịch sử ngành Tòa án và chế định luật sư đã tròn 75 năm, rõ ràng vịtrí của cơ quan Viện kiểm sát được nhắc đến và gây ra sự tranh cãi nhiều nhất.Theo nghiên cứu của TS Lê Hữu Thể, mặc dù từ năm 1945 đã bắt đầu hình thành cơquan công tố, nhưng trong Hiến pháp 1946 không thấy bóng dáng của Viện công tố,chỉ quy định các cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án tối cao, các Tòa án phúc thẩm,các Tòa đệ nhị cấp. Các sắc lệnh của Chính phủ được ban hành kế tiếp cũng quy địnhcơ quan công tố nằm trong hệ thống tổ chức của Tòa án, dưới sự quản lý, điềuhành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; sau năm 1950 đã thay đổi, về mặt tổ chức, Ủy bankháng chiến các cấp điều khiển công tố viện trong địa hạt của mình. Đến năm1959, trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, Viện công tố với tư cách là một hệthống cơ quan nhà nước độc lập, có tổ chức từ Trung ương đến địa phương, hệ thốngcơ quan công tố được tách ra khỏi Bộ Tư pháp , trước khi Sắc lệnh số 20 ngày26/7/1960 công bố Luật tổ chức VKSND.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển theo chiều dài lịch sử,sau năm 1960, ngành kiểm sát đã có một vị trí quan trọng trong hệ thống các cơquan tư pháp, là chủ thể độc lập trong tiến trình thực hiện cải cách tư pháphình sự là một trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp nhằm mụctiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ trương cảicách tư pháp của Đảng và hệ thống pháp luật điều chỉnh liên quan đã tạo ra sựchuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, tăng cườngtrách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việcđiều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, bảo đảm việc xử lý kịp thờivà nghiêm minh tội phạm và người phạm tội, bảo đảm thực hiện dân chủ hơn nữatrong hoạt động tố tụng hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân.

Với trọng tâm của cải cách tư pháp hình sự là nâng cao chấtlượng tranh tụng giữa Kiểm sát viên và người nào chữa, các Nghị quyết Trungương 8 (Khoá VII), Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII), Nghị quyết Trung ương 7(Khoá VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày02/1/2002, số 48-NQ/TW ngày 26/5/2005, số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chínhtrị đã xây dựng “chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và “chiến lược cải cách tư pháp 2020”. Mộttrong những quan điểm và nội dung chỉ đạo của các Nghị quyết nêu trên đã đề cậpđến việc bảo đảm dân chủ hóa hoạt động tố tụng, nâng cao chất lượng tranh tụngtại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọngđể phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt độngtư pháp.

Cùng với quá trình xây dựng thể chế và pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngành KSND được quy định trong Điều 107 Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014, Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 và Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) 2015 đã quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng nêu trên. Nguyên tắc thể hiện và đề cao quá trình dân chủ hóa hoạt động tố tụng, sự bình đẳng trong quá trình giải quyết vụ án của các chủ thể thực hiện chức năng cơ bản của TTHS. Đó cũng là cơ sở nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp của các Kiểm sát viên, người bào chữa nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của quá trình cải cách tư pháp hình sự. Các chủ thể được giao thực hiện các chức năng buộc tội và gỡ tội nói trên đều có chung nhiệm vụ là đi tìm sự thật vụ án, tìm đến chân lý khách quan của sự việc, bảo đảm quá trình giải quyết vụ án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đáng chú ý, mặc dù tên gọi của nguyên tắc này là “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, nhưng có thể nói mức độ và phạm vi các vấn đề tranh tụng đã mở rộng ngay từ khi vụ án được khởi tố chứ không chỉ diễn ra tại phiên tòa xét xử công khai. Nội dung nguyên tắc này quy định trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Nguyên tắc này đòi hỏi tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do VKS chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

Đồng chí Nguyễn Văn Quảng- nguyên Phó Viện trưởng VKSND tối cao (nay là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng) và Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại buổi Tọa đàm "Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại Phiên tòa hình sự" do VKSND tối cao tổ chức ngày 19/9/2018.

Đến lượt mình, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảmthể hiện rõ nét và tập trung nhất ở phiên tòa xét xử vụ án hình sự, khi các chủthể thực hiện chức năng buộc tội và gỡ tội đều được Tòa án tạo điều kiện để thựchiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, được tranh tụng dân chủ, bình đẳngtrước Tòa án, mọi chứng cứ giữa hai bên buộc tội và gỡ tội đưa ra đều phải đượctrình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Đặc biệt, nguyên tắc tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm có một quy định rất mới, thể chế hóa đường lối của Đảng,có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là “bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứvào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.Quy định này lột tả một cách đầy đủ nhất bản chất, đồng thời là kết quả trực tiếpcủa nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Bởi lẽ, phán quyết của Tòaán- biểu tượng của quyền tư pháp phải là nơi hội tụ niềm tin vào công lý củacác chủ thể xã hội, trở thành địa chỉ tin cậy bảo vệ các quyền cơ bản của conngười, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy cho sự phát triển dân chủ và tiến bộxã hội.

Một số ghi nhận về công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự nhìn từ góc độ của luật sư

Bên cạnh những kết quả có ý nghĩa quan trọng trong tổ chứcvà hoạt động của ngành KSND trong 60 năm qua, nhìn từ góc độ của luật sư thamgia tố tụng trong các vụ án hình sự thời gian qua, chúng tôi nhận thấy dưới sựchỉ đạo quyết liệt của Viện trưởng VKSND tối cao, toàn ngành Kiểm sát đã nhậnthức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác tranh tụng, đặc biệt là hoạt độngtranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Để thực hiện tốt Bộ luật TTHS năm 2015, Viện trưởng VKSND tốicao đã ban hành rất nhiều chỉ thị, không chỉ là những chỉ thị trực tiếp đối với  hoạt động tranh tụng mà còn ban hành nhiều chỉthị để nâng cao chất lượng kiểm sát ở các giai đoạn tố tụng trước khi diễn raphiên tòa. Đặc biệt, cùng với Chỉ thị 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 về tăng cườngtrách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điềutra, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, Chỉ thị số 09/CT-VKSTCngày 6/4/2016 của Viện trưởng VKSNDTC đã đề ra các biện pháp tăng cường các biệnpháp nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa,nhằm đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp cũng như là thực hiện các quy định mớicủa Bộ luật tố tụng hình sự  2015. Chúngtôi được biết, Viện trưởng VKSND tối cao đã có những chỉ đạo quyết liệt trongviệc bố trí Kiểm sát viên làm nhiệm vụ và xác định rất rõ trách nhiệm của nhữngngười đứng đầu, lãnh đạo các đơn vị trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệmvụ này. Gần đây, ngành Kiểm sát còn có những đổi mới trong các công tác đào tạokỹ năng như việc tổ chức đối thoại giữa Kiểm sát viên với luật sư về kỹ năngtranh tụng, để từ đó Kiểm sát viên nhìn nhận lại những hạn chế, cũng như thamkhảo, chia sẻ thêm kinh nghiệm của các luật sư trong quá trình tranh tụng tạiphiên tòa.

Trong một thời gian dài, thực tiễn tham gia tố tụng nảy sinhquan niệm giữa Kiểm sát viên với Luật sư thường có một khoảng cách nhiều khikhông thể lấp đầy, khi mỗi bên nhận thức không đúng thì sinh ra “quyền anh, quyềntôi”, dẫn đến những va đập, ứng xử, phát ngôn thiếu chuẩn mực tại phiên tòa.Tuy nhiên, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đề ra chủtrương cải cách tư pháp, trong phần lớn các phiên tòa hình sự, nhiều Kiểm sátviên đã thực hiện tốt hai chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểmsát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa.

Cùng với nhiều luật sư trực tiếp tham gia nhiều phiên tòa, đặcbiệt là những vụ án thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội do Ban Chỉ đạo Trungương về phòng chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo, chúng tôi nhận thấy các Kiểmsát viên đã phát huy được vai trò hết sức quan trọng là thực hiện kiểm sát điềutra ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Phần lớn các Kiểm sát viên thuộcVKSND TP.  Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, PhúThọ và nhiều địa phương khác, một số Kiểm sát viên cao cấp của các Vụ nghiệp vụcủa VKSND tối cao được phân công thực hành quyền công tố đã thực hành kiểm sátngay từ giai đoạn điều tra, đề ra các yêu cầu điều tra cụ thể, nghiên cứu hồsơ, nắm bắt chứng cứ và đánh giá các cơ sở buộc tội để hình thành Cáo trạngtruy tố.

Trong quá trình diễn biến của phiên tòa, các Kiểm sát viêncũng đã bám sát và thực hiện phần xét hỏi, nắm bắt kỹ phần xét hỏi của Hội đồngxét xử và của Luật sư, cho nên đến khi luận tội, nhiều Kiểm sát viên đã cập nhậtnhững diễn biến và kết quả thẩm vấn, chuẩn bị kỹ bản luận tội, không thoát lykhỏi diễn biến của phiên tòa. Đặc biệt là có một số vụ án như vụ án Trịnh XuânThanh, vụ án Ngân hàng Xây dựng, Oceanbank, vụ án Hứa Thị Phấn, vụ án Đinh LaThăng, vụ án Phan Văn Anh Vũ, vụ án AVG mua cổ phần Mobifone…, trong phần tranhluận, Hội đồng xét xử cho phép mở rộng phạm vi để tranh tụng với thời giankhông bị giới hạn, có những phiên tòa kéo dài đến 7, 8 giờ tối thậm chí đến tận10 giờ đêm. Điều này chứng tỏ rằng, việc tranh luận và đối đáp giữa Kiểm sátviên với Luật sư đã được tạo điều kiện, có một không gian, thời gian phù hợpcho việc tranh tụng. Dư luận xã hội và người dân bình thường cũng thấy đượcthông qua những phiên tòa được xét xử như thế, dựa vào kết quả thẩm vấn, tranhtụng tại phiên tòa thì nhiều quyết định của Tòa án về số phận của các bị cáo đãtừng bước đảm bảo được tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trong rất nhiều vụ án, các Kiểm sát viên đã chủ động tranhluận, đối đáp với Luật sư, đặc biệt tại các phiên tòa xét xử những vụ đại ánhình sự. Bên cạnh đó, mặc dù có sự “bất bình đẳng”, chênh lệch lớn về số lượngKiểm sát viên và Luật sư tại phiên tòa, trong khi Kiểm sát viên chỉ có từ 1-3người thì Luật sư có đến 50- 60 người, thật sự khó khăn cho Kiểm sát viên trongtranh tụng. Thực tế chúng tôi nhận thấy một số Kiểm sát viên đã đối đáp, tranhluận với các Luật sư rất nghiêm túc, cởi mở và “công bằng”. Có những lúc bị “dồnép”, nhưng với bản lĩnh nghề nghiệp và nghiệp vụ sắc sảo, nhiều Kiểm sát viênđã thực hiện tốt vai trò của mình, đã tranh luận, đối đáp từng vấn đề hoặc từngnhóm vấn đề với Luật sư để làm sáng tỏ bản chất, sự thật của vụ án. Trong mộtchừng mực nhất định, như ý kiến của ông Nguyễn Văn Quảng- nguyên Phó Viện trưởngVKSNDTC, đối với ngành Kiểm sát, hình ảnh và chất lượng tranh tụng của Kiểm sátviên chính là hình ảnh và uy tín của ngành Kiểm sát .

Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những vụ án, những trường hợp, việc đối đáp giữa Kiểm sát viên và Luật sư vẫn chưa thỏa mãn hết dư luận và các chủ thể tham gia tố tụng. Trong quá trình thực hiện tranh tụng tại phiên tòa cũng không thể tránh khỏi sự va đập, có ý kiến cho rằng chất lượng tranh tụng của một số Kiểm sát viên ở địa phương trong một số phiên tòa chưa tốt, chưa tranh luận đối đáp đến cùng với Luật sư, thậm chí “giữ nguyên quan điểm như cáo trạng”. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một mặt, trong diễn biến tình hình tội phạm hiện nay rất phức tạp, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nhất là những vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, vấn đề kiểm sát điều tra, đánh giá chứng cứ, quyết định truy tố gặp nhiều khó khăn, thậm chí có ý kiến khác nhau. Mặt khác, để đánh giá chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên, theo chúng tôi cũng cần đứng trên quan điểm khách quan, bởi lẽ thực hiện chức năng cơ bản của TTHS, bên buộc tội dựa vào chứng cứ, luận điểm để đưa ra quan điểm buộc tội, thì bên gỡ tội cũng cố gắng để tìm ra những chứng cứ, chứng minh sự không phạm tội, hoặc là giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Việc đánh giá chứng cứ  tùy thuộc vào quan điểm, cùng một chứng cứ, cùng một sự vật hiện tượng, có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau, khi tranh tụng, mỗi bên đều giữ quan điểm khác biệt, trong đó Kiểm sát viên bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát cũng là một thực tế khách quan. Vấn đề là ở chỗ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ, trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa, mỗi chủ thể đếu phải hướng đến trách nhiệm làm sáng tỏ bản chất, sự thật khách quan của vụ án, dựa trên cơ sở pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, từ đó làm cơ sở cho Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết có căn cứ, đúng pháp luật.

Các Kiểm sát viên của Vụ 3 VKSNDTC thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử vụ án AVG mua cổ phần MobiFone. Ảnh: Báo Hà Nội mới.

Một số đề xuất, kiến nghị liên quan việc nâng cao tố chất và kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa

Từ những suy nghĩ và trình bày nêu trên, dưới góc độ Luậtsư, chúng tôi mạnh dạn xin đề xuất, kiến nghị bổ sung một số vấn đề liên quan đếnviệc nâng cao tố chất và kỹ tranh tụng tại phiên tòa của Kiểm sát viên như sau:

Một là, trên cơ sở nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảođảm được quy định trong Hiến pháp 2013 và Bộ luật TTHS 2015, việc tìm kiếm tiếngnói chung trong nhận thức về thực hiện chức năng cơ bản của TTHS giữa Kiểm sátviên và Luật sư có ý nghĩa rất quan trọng. Mặc dù có sự tiếp thu những hạt nhânhợp lý và tiến bộ của mô hình tố tụng tranh tụng, nhưng bản chất mô hình TTHSViệt Nam quy định Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát thực hiện chức năng buộc tội;chức năng bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bào chữa của họthực hiện; xét xử là chức năng thuộc về Tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫncòn tồn tại sự mâu thuẫn, chồng lấn giữa các chức năng cơ bản của TTHS, yêu cầuvề bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên trong việc thực thi các chức năng tố tụngcủa mình, nhất là bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội vẫn chưathực sự được bảo đảm. Toà án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, nhân danh cônglý ra phán quyết về vụ án, song Toà án thực tế vẫn được giao cả những thẩm quyềnkhác thuộc chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội.

Do đó, hướng đến việc cải thiện các thủ tục tố tụng tạiphiên toà để bảo đảm tranh tụng dân chủ, bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bàochữa, xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm là nghĩa vụ của bên buộc tội(Viện kiểm sát, Kiểm sát viên), bên bào chữa được tạo cơ hội bình đẳng như Việnkiểm sát trong việc thực hiện chức năng bào chữa, chứng minh bị can, bị cáokhông phạm tội hoặc giảm tội, giảm mức hình phạt. Các yêu cầu của bên buộc tộivà bên bào chữa phải được Toà án quan tâm, đáp ứng như nhau là định hướng căn bảntrong cải cách tư pháp về hình sự. Chia sẻ chung nhận thức như vậy để mỗi Kiểmsát viên hay Luật sư khi thực hiện chức phận nghề nghiệp của mình đều quan tâmđến việc tiếp cận thực hiện chức năng tố tụng một cách đúng đắn nhằm làm sáng tỏsự thật khách quan, bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, tôn trọng vàbảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp.

Hai là, trước thực tiễn phát triển năng động và phong phú củađời sống kinh tế- xã hội, làm phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập trongchính sách, pháp luật và vận hành của thể chế kinh tế thị trường theo định hướngxã hội chủ nghĩa. Cũng như các chủ thể thực hiện chức năng tố tụng khác, để đảmbảo thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình, mỗi Kiểm sát viên ngoài việc nângcao hiểu biết pháp luật, kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp, thiển nghĩ ngành Kiểmsát cần xây dựng các chuyên đề chuyên sâu, nâng cao sự hiểu biết về các lĩnh vựctài chính, ngân hàng, đầu tư công, bảo hiểm, thương mại có yếu tố nước ngoài đểtrang bị kiến thức và luận lý trong tranh tụng của các Kiểm sát viên. Ngành Kiểmsát có thể tham khảo và quan tâm xây dựng bộ sách “Sổ tay tranh tụng của Kiểmsát viên” để thành cẩm nang trong thực hành kỹ năng tranh tụng cho Kiểm sátviên.

Về phần mình, sau hơn 10 năm thành lập (5/2009), đội ngũ luậtsư Việt Nam đã có được ngôi nhà chung, phát triển và trưởng thành vượt bậc, đếnnay có gần 14.000 luật sư chính thức, đảm nhận bào chữa 133.317  vụ án hình sự (trong đó có 68.638 vụ án hìnhsự theo yêu cầu chỉ định và 64.679 vụ án hình sự được khách hàng mời). Liênđoàn Luật sư Việt Nam đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bắt buộc 8 giờ một năm(trước đây là 16 giờ), với nhiều chuyên đề mới, thiết thực trong các phạm vihành nghề luật sư; đã biên soạn và phát hành 03 tập Sổ tay luật sư do Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia- Sự thật phát hành với sự tài trợ của Dự án Jica (Nhật Bản),giúp cho các Luật sư trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng trong hành nghề. Điều nàycó nghĩa là cả hai chủ thể buộc tội và gỡ tội cùng có trách nhiệm nâng cao nhậnthức và kỹ năng nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng tố tụng của mỗi bên.

Ba là, để nâng cao chất lượng tranh tụng, một vấn đề khôngkém phần quan trọng là xây dựng văn hóa pháp đình, mối quan hệ phối hợp dựatrên các bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của mỗi bên. Hội đồng luật sưtoàn quốc đã ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp vào năm 2011,sau đó sửa đổi, bổ sung thành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cho phùhợp với tình hình mới vào tháng 11/2019. Chúng tôi được biết Viện trưởngVKSNDTC cũng đã ký Quyết định số 46 ngày 20/2/2017 ban hành Quy tắc ứng xử củaKiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiêntòa, phiên họp của Tòa án. Khoản 3 và 4 Điều 7 của Quy tắc này quy định Kiểmsát viên phải có thái độ lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Khi xét hỏi,tranh luận, đối đáp, phát biểu ý kiến, Kiểm sát viên phải dõng dạc, từ tốn,không được cáu gắt, nóng giận, xúc phạm người khác. Khi có yêu cầu, đề nghị, kiếnnghị tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải xin phép chủ tọa phiên tòa,phiên họp trước khi phát biểu. Kiến nghị đối với vi phạm pháp luật của người tiếnhành tố tụng tại phiên tòa, phiên họp phải chính xác, góp ý trên tinh thần xâydựng để khắc phục…

Như vậy, cùng với việc Hội dồng tuyển chọn giám sát thẩmphán quốc gia ký Quyết định số 87 ngày 4/7/2018 ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứngxử Thẩm phán, từ nay các chủ thể thực hành chức năng buộc tội, gỡ tội và phán xửđều có các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của mình. Hơn ai hết, các chủthể tiến hành và tham gia tố tụng nói trên đều cần quán triệt sâu sắc, tuân thủnghiêm túc pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, tạo nền tảng xây dựng mốiquan hệ phối hợp và đảm bảo cho nguyên tắc tranh tụng được thực thi trên thực tế.

LS. TS. PHAN TRUNG HOÀI

/trai-nghiem-ban-dau-khong-bao-gio-quen.html