/ Dọc đường tố tụng
/ Kì án Hồ Duy Hải: Chờ đợi công lý sau nhiều năm kêu oan

Kì án Hồ Duy Hải: Chờ đợi công lý sau nhiều năm kêu oan

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Phiên xét xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” diễn ra từ ngày 06 đến 08/5, do ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND tối cao làm Chủ tọa.

Trước đó, ông Bình là người ký quyết định không kháng nghịgiám đốc thẩm vụ án khi ông đang làm Viện trưởng Viện KSND tối cao (ngày24/10/2011) vì cho rằng cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử đúng người, đúng tội.

Ngoài ra, phiên xử giám đốc thẩm còn có các thành phần thamdự: Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Cơ quan tốtụng và TAND tỉnh Long An.

TAND tối cao đã mời Luật sư Trần Hồng Phong, Đoàn Luật sư TP. HCM tham dự phiên tòa.

Luật sư và gia đình Hồ Duy Hải đặt hi vọng rất lớn vào phiên tòa ngày mai - 06/5.

Trao đổi với Luật sư Việt Nam Online, Luật sư Trần HồngPhong cho biết, bản thân ông thấy rất vui vì có cơ hội trình bày nội dung bàochữa cho Hồ Duy Hải, bổ sung thông tin hoặc thậm chí là đưa ra ý kiến tranh luậnkhi được hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.

Luật sư Phong cũng cho biết, gia đình Hồ Duy Hải đang đặt rấtnhiều hi vọng vào phiên tòa này, vì đây chính là kết quả cụ thể bước đầu, sau rấtnhiều năm kiên trì gửi đơn đề nghị, kêu oan.

Mục tiêu đầu tiên của các luật sư trên con đường gỡ tội choHồ Duy Hải trước mắt phải có được kết quả là vụ án được xem xét lại. Với việc ViệnKSND tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng đề nghị hủy bảnán để điều tra lại chính là kết quả bước đầu và rất quan trọng, có ý nghĩa bảnlề.

“Tôi đang rà soát, nghiên cứu lại hồ sơ để thực hiện trách nhiệm của mình một cách tốt nhất có thể. Tôi cũng dự liệu các tình huống, khả năng có thể tại phiên tòa giám đốc thẩm, để có thể trình bày, cung cấp thông tin nếu được Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Nói chung là chặng đường phía trước còn dài, với nhiều khả năng, trong đó có khả năng Hồ Duy Hải sẽ được xác định là không phạm tội”, Luật sư Phong nói.

Hồ Duy Hải bị 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm cùng tuyên mứcán tử hình. Đầu tháng 12/2014, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An đã có quyết địnhthi hành án đối với Hồ Duy Hải.

Thời điểm này, Luật Thi hành án hình sự đã có thay đổi: Cơquan thi hành án sẽ thông báo cho gia đình tử tù biết việc thi hành án để giađình có thể nhận xác tử tù về để mai táng.

Nếu trước đây, việc thi hành án tử hình đối với tử tù thườngđược thực hiện xong rồi mới báo cho thân nhân tử tù được biết thì ngày04/12/2014, mẹ ruột của Hải đã nhận được thông tin sẽ tử hình Hải vào ngày05/12/2014.

Bà Nguyễn Thị Loan – mẹ Hồ Duy Hải tin rằng con mình khôngphạm tội, bà đã đi “kêu oan” cho con mình tới các cơ quan có thẩm quyền.

Sau đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu tạm dừngthi hành bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Bà Lê Thị Nga – thời điểm đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư phápQuốc hội đã đích thân nghiên cứu rất kỹ hồ sơ vụ án, và đã viết một báo cáo dài10 trang gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan tố tụng.

Theo bà Nga, có đủ 4 căn cứ để kháng nghị hai bản án. Đó làviệc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa phiến diện, không đầy đủ; kết luận trong bảnán không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêmtrong trong tố tụng, điều tra, xét xử và thứ 4 là sai lầm nghiêm trọng trong việcáp dụng Bộ luật Hình sự.

Cá nhân bà Nga cho rằng, khi chưa rõ ràng thì cần phải làmrõ, cần kháng nghị giám đốc thẩm hủy 2 bản án để điều tra lại.

Tháng 7/2019, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu hai cơ quan trên xem xét lại bản án, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Kết quả là quyết định kháng nghị hai bản án đã được ban hành.

LÊ HOÀNG

/nhung-tinh-tiet-can-duoc-lam-ro-trong-ki-an-tu-tu-ho-duy-hai.html