/ Hồ sơ - Tư liệu
/ ‘Kỳ án Hồ Duy Hải’: Xuất hiện thêm nhiều tình tiết mới

‘Kỳ án Hồ Duy Hải’: Xuất hiện thêm nhiều tình tiết mới

01/01/0001 00:00 |

(LSO) -Được biết, vụ án Hồ Duy Hải là một vụ án kéo dài từ năm 2008 đến nay, còn được gọi thành 'Kỳ án Hồ Duy Hải' với nhiều diễn biến từ tưởng như tuyệt vọng đến 'kỳ tích' bất ngờ. Không chỉ vậy, phía bên trong vụ án vẫn còn nhiều tình tiết mới và những uẩn khúc đáng ngờvẫn chưa được làm rõ.

Bị cáo Hồ Duy Hải tại tòa - Ảnh: TLTT

Dự kiến 6-8/5, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sẽxét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án về các tội “giết người”,"cướp tài sản”.

Phiên tòa giám đốc thẩm này sẽ do Chánh án TAND tốicao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa.

Vụ án kéo dài từ năm 2008 đến nay, với nhiều diễn biếntừ tưởng như tuyệt vọng đến những "kỳ tích" bất ngờ.

Bịtuyên án tử hình

Sáng ngày 14/1/2008, dư luận chấn động trước thôngtin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa,tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc.

Sau đó, bản án sơ thẩm (2008) và phúc thẩm (2009)tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về hành vi dùng thớt, ghế và dao để giết 2nạn nhân.

Sau khi những bản án được tuyên, mẹ bị án Hồ Duy Hảiliên tục kêu oan cho con. Nhưng ngày 24/10/2011, Viện trưởng Viện KSND tối caoban hành quyết định không xem xét kháng nghị vụ án của Hồ Duy Hải.

Cũng theo 2 bản án trên, sau khi giết nạn nhân, HồDuy Hải mở tủ lấy hơn 1 triệu đồng và một số tài sản, đồ nữ trang rồi bỏ trốn.Số nữ trang Hải mang lên TP. HCM bán được 3,7 triệu đồng. Quần áo, dây thắtlưng mang khi gây án, Hải đem đốt ở vườn sau nhà một người tên Len để phi tang.

Hoãnthi hành án

Sau 2 bản án tử hình trên, Hồ Duy Hải làm đơn gửi Chủtịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình.

Đến ngày 24/5/2011, Chánh an TAND tối cao có quyết định không kháng nghị và tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải. Đồng thời, ngày 24/10/2011, Viện trưởng Viện KSND tối cao cũng có quyết định không kháng nghị và tờ trình gửi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hải.

Ngày 17/5/2012, Chủ tịch nước có quyết định bác đơnxin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.

Từ đây, Hồ Duy Hải và mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Loancùng luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn luật sư TP.HCM) quyết liệt có đơn kêu oancho Hồ Duy Hải.

Ngày 4/12/2014, mẹ ruột của Hồ Duy Hải nhận đượcthông tin sẽ thi hành án tử hình đối với Hải vào ngày 5/12/2014.

Bất ngờ, trong ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nướccó văn bản thông báo tới các cơ quan chức năng, về việc Văn phòng Chủ tịch nướcđã nhận được đơn kêu oan của mẹ bị án Hồ Duy Hải nên đã yêu cầu Chánh án TAND,Viện trưởng Viện KSND và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự tỉnh Long An tạmdừng thi hành án để xem xét rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai haykhông.

Ngày 4/12/2014, Hội đồng thi hành án tử hình Long Anđã ra quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Chủtịch nước yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ án

Từ việc yêu cầu tạm dừng thi hành án đối với Hải củaChủ tịch nước, một lần nữa, gia đình Hồ Duy Hải và luật sư Trần Hồng Phong gửiđơn kêu oan cho Hải đến các cơ quan chức năng liên quan.

Ngày 20/1/2015, bà Lê Thị Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnhThái Nguyên) có bản kiến nghị về việc xem xét kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải; ngày12/2/2018, Ủy ban Tư pháp Quốc Hội kiến nghị với Chánh án TAND tối cao, Việntrưởng Viện KSND tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án; ngày 5/6/2018,Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ đề nghị Viện KSNDtối cao cung cấp thông tin để trả lời kháng thư của Liên Hiệp Quốc về trường hợpHồ Duy Hải.

Và 23/7/2018, Văn phòng chủ tịch nước yêu cầu cầuChánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư phápQuốc hội có văn bản thể hiện quan điểm, cách giải quyết cụ thể để xử lý dứt điểmvụ án.

Đồng thời, ngày 24/7/2019, Văn phòng Chủ tịch nước cócông văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước đề nghị Viện trưởng Viện KSND tốicao và Chánh án TAND tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, đảm bảo đúngquy định pháp luật.

Đếnkháng nghị bất ngờ của Viện trưởng Viện KSND tối cao

Ngày 22/11/2019, Viện trưởng Viện KSND tối cao LêMinh Trí ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phánTAND tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm năm2008 của TAND tỉnh Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của tòa phúc thẩm TANDtối cao tại TP. HCM đã tuyên bị án Hồ Duy Hải tử hình về tội “giết người”, “cướptài sản”, để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

Quyết định kháng nghị mới nhất này sẽ thay thế quyếtđịnh không kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao năm 2011.

Theo kháng nghị của Viện KSND tối cao, bản án sơ thẩmvà phúc thẩm có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với tình tiết kháchquan vụ án; việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; nhiều nộidung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn nhưng chưa được làm rõ.

Đặc biệt, Viện KSND tối cao đánh giá diễn biến lờikhai của bị cáo không phù hợp với thực tế khách quan, với hiện trường vụ án.

Mặt khác, ghế thu giữ được sau khi vụ án xảy ra hơn2 tháng là một chiếc ghế có mã số khác với mã số ghi nhận trong biên bản khámnghiệm hiện trường.

Về nhận dạng đối tượng phạm tội, Viện KSND tối caonêu, "không có nhân chứng nào khẳng định thấy Hải có mặt tại hiện trườngvào thời điểm xảy ra vụ án".

Đáng lưu ý, Viện KSND tối cao phân tích: cấp sơ thẩmvà phúc thẩm không làm rõ được địa điểm, người tiêu thụ tài sản do Hải cướp được;kết luận giám định cho thấy dấu vân tay thu được ở hiện trường không phải là củaHải, nhưng là của ai cũng không được làm rõ…

Về thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ án, Viện KSNDtối cao phân tích các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng,như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu; không đưalời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầmtrong giải quyết vụ án.

Ngoài ra, Viện KSND tối cao xác định lời khai đầutiên ngày 20/3/2008 của Hồ Duy Hải không nhận tội nhưng bản khai này và một sốlời khai nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án, mặc dù những tài liệu nàycó trong hồ sơ lưu trữ của CQĐT.

Cơ quan tiến hành tố tụng không lấy lời khai của anhPhùng Phụng Hiếu, là nhân chứng đầu tiên phát hiện vụ án; ngoài các dấu vân taytại hiện trường chưa xác định được của ai, thì còn có đối tượng tình nghi làNguyễn Văn Nghị, Nguyễn Mi Sol không được điều tra làm rõ.

Nhữngtình tiết mới dần được hé lộ

Hơn hai tháng sau, ngày 21/3/2008, khi Hồ Duy Hải bị bắt. Hồ sơ thể hiện, Hải là hung thủ duy nhất giết người tại Bưu điện Cầu Voi. Sau đó, Hải bị kết án tử hình về tội giết người và 5 năm tù về tội cướp tài sản.

Trong vụ án, Đinh Vũ Thường là người duy nhất vàoBưu điện Cầu Voi tối xảy ra vụ án. Anh Thường đến bưu điện gọi điện về Cà Maulúc 19 giờ 39 phút 22 giây thì thấy một thanh niên ngồi phía trong bưu điện vànhìn thấy chiếc xe Dream nhưng không thấy biển số xe.

Tại biên bản ghi lời khai ngày 31/3/2008, anh Thườngkhai không thể nhận dạng chính xác người thanh niên đó qua khuôn mặt được.

Tuy nhiên, cáo trạng lại căn cứ vào lời khai này vàcho rằng "nhân chứng Đinh Vũ Thường phát hiện thấy Hồ Duy Hải ngồi trongbưu điện" tại thời điểm xảy ra vụ án.

Lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường có vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc xác định hung thủ là ai.

Điều kỳ lạ là khi xét xử, tòa án đã không triệu tậpnhân chứng này tham gia phiên tòa.

Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm cũng thể hiện anhThường không tham dự phiên tòa. Hội đồng xét xử đã xét xử mà không và không thểthẩm vấn, làm rõ tình tiết anh Thường có nhìn thấy Hồ Duy Hải tại bưu điện haykhông.

Ngày 7/12/2011, luật sư Trần Hồng Phong (bào chữacho Hồ Duy Hải) đã gặp anh Thường tại TP. HCM.

Tại cuộc gặp, anh Thường cho biết mình không hề đượctriệu tập tham dự phiên tòa.

Và anh Thường khẳng định mình không hề quen biết vàcũng không thể nhận dạng thì làm sao có thể nhận ra đó là Hồ Duy Hải.

Chứng cứ mới luật sư cung cấp cho TAND tối cao - Ảnh: H.Đ.

Cũng tại cuộc gặp này, anh Thường đã viết giấy xácnhận, nêu rõ việc tòa "không mời tham dự phiên tòa" và "không khẳngđịnh nhận dạng được người thanh niên mà tôi thấy tối 13/1/2008 tại Bưu điện CầuVoi".

Mới đây, luật sư và gia đình Hồ Duy Hải đã gửi tàiliệu này cho Hội đồng giám đốc thẩm để xem xét. Theo luật sư Phong, chứng cứnày rất có ý nghĩa.

"Từ cuối năm 2011, khi nhận vụ án này, mộttrong những việc tôi làm đầu tiên là tìm bằng được nhân chứng Thường. Khi anhThường nói mình không hề quen biết thì làm sao nhận dạng được Hải, bản thân tôicũng thấy sốc. Tôi nhờ anh Thường viết tờ xác nhận. Đây có lẽ cũng chính là mộttrong những cơ sở quan trọng nhất để tôi có niềm tin đi tìm công lý trong vụ ánnày. Nay tôi gửi chứng cứ này cho Hội đồng giám đốc thẩm" luật sư Phongchia sẻ.

Nhiềuuẩn khúc chưa được làm rõ

Đã 12 năm trôi qua nhưng vụ án mạng tại Bưu điện CầuVoi vẫn còn nằm sâu trong bóng tối. Nhiều chi tiết quan trọng đã bị mất, bịthay đổi hoặc chưa được làm rõ.

Cụ thể, cáo trạng cho rằng sau khi giết các nạnnhân, Hồ Duy Hải 2 lần ra nhà vệ sinh phía sau rửa tay và dao.

Kết luận giám định cho thấy tại hiện trường vụ ánthu được nhiều dấu vân tay trên cửa kính và trên vòi nước ở lavabô. Các dấu vântay này không trùng với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải. Song các dấu vân tay này làcủa ai thì cơ quan tố tụng chưa làm rõ.

Điều lạ lùng là kết quả giám định dấu vân tay đã bịrút khỏi hồ sơ vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm, Viện KSND tỉnh Long An cho rằng"dấu vân tay không giám định được".

Bản án phúc thẩm cũng thể hiện khi cắt cổ 2 nạn nhânmáu bắn rất nhiều lên người bị cáo, sau khi gây án bị cáo trèo cổng sau để đira cổng trước. Tuy nhiên, tại biên bản khám nghiệm hiện trường trên cánh cổngsau không có bất kỳ dấu vết máu nào để lại.

Cơ quan điều tra kết luận Hồ Duy Hải đã dùng dao cắtcổ, dùng thớt đập vào đầu nạn nhân nhưng không thu tang vật để truy nguyên màđã tiêu hủy ngay sau khi khám nghiệm hiện trường.

Chưa hết, sau khi bắt giam Hồ Duy Hải, cơ quan điềutra mới cử người ra chợ mua dao, thớt dùng để làm chứng cứ buộc tội. Quá trìnhđiều tra, bị cáo cũng không tự vẽ con dao, mà con dao do điều tra viên vẽ trướcrồi đưa cho Hải nhận dạng.

Ngoài nhân chứng Thường, cơ quan điều tra cũng khônglấy lời khai của anh Phùng Phụng Hiếu - người đầu tiên phát hiện vụ án.

Các đối tượng tình nghi như Nguyễn Văn Nghị, NguyễnMi Sol không được điều tra làm rõ.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, Nghị là người yêu của mộttrong hai nạn nhân. Trong đêm xảy ra vụ án, Nghị có ghé vào Bưu điện Cầu Voi.Cơ quan điều tra đã từng tạm giữ và lấy lời khai của Nghị, nhưng sau đó toàn bộthông tin về Nghị đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án.

Các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầugiám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứngvào hồ sơ vụ án.

Đặc biệt, bản giám định pháp y ghi nhận dạ dày nạnnhân có chứa thức ăn đã nhuyễn, lượng ít nhưng không giám định để xác định thờiđiểm chết của nạn nhân, không trưng cầu giám định ngay dấu vết máu thu được khikhám nghiệm hiện trường mà để 4 tháng sau mới giám định. Tuy nhiên lúc nàykhông xác định được nhóm máu do đã bị phân hủy.

Ngoài ra, cơ chế hình thành vết thương trên cơ thểcác nạn nhân cũng chưa được giải thích, làm rõ trong quá trình điều tra, truy tố,xét xử.

LÂM HOÀNG (t/h)

/nam-cam-ky-11-quan-bai-my-nhan-ke-kim-anh-trong-cuoc-choi-cua-ong-trum.html