/ Góc nhìn
/ Lẽ công bằng thời nay

Lẽ công bằng thời nay

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Nền dân chủ thời nay đề cao lẽ công bằng công lý không tập trung ở cá nhân mà kiến tạo từ nguyên tắc tam quyền phân lập. Lẽ công bằng tuân thủ quy định: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Bài viết “Tản mạn về lẽ công bằng” của tác giả Nguyễn Minh Tâm đăng tải trên Tạp chí Luật sư Việt Nam số 9/2019 có nội dung khá hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

Tác giả cho rằng: Không phải ngẫu nhiên mà văn học pháp đình thế giới xây dựng được một nhân vật Bao Công từ một nguyên mẫu có thực là Bao Chửng từ đời Tống bên Trung Quốc. Hình ảnh Bao Công là tượng trưng cho quyền lực nhà nước trong phán xét số phận con người… trong sứ mệnh diệt trừ cái ác bằng những lời kết tội thấu tình, đạt lý…

Theo tác giả: Hình ảnh Bao Công là biểu tượng của lẽ công bằng.

Ảnh minh họa.

Bao Công là phán quan kỳ tài thực hiện điều tra, xét xử thành công; phá nhiều án oan, được người đời xưa ca tụng. Thời phong kiến đời nhà Tống, Bao Công đã xây dựng một nền tư pháp công bằng, nổi danh khắp nơi.

Nền dân chủ thời nay đề cao lẽ công bằng công lý không tập trung ở cá nhân mà kiến tạo từ nguyên tắc tam quyền phân lập. Lẽ công bằng tuân thủ quy định: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Bao Công là công bộc của triều đình nhà Tống, toàn quyền quyết định xét xử vụ án.

Ngày nay quyền con người được hiến pháp ghi nhận. Nếu Bao Công có “tái thế”, thì xử án cũng phải căn cứ vào quy định pháp luật. Giải quyết án theo quan điểm cá nhân, độc tôn là vi phạm tố tụng dù dư luận “khẩu phục, tâm phục”, đề cao!

Xu thế công bằng, dân chủ đòi hỏi phải tuân thủ quy định pháp luật triệt để. Lẽ công bằng và nền dân chủ pháp trị phối hợp để công lý sáng tỏ.

Nữ văn hào người Pháp Staël đã viết: Ôi tự do, hỡi tự do, nhân danh mi mà người ta phạm biết bao nhiêu tội lỗi!

Qua bao thăng trầm lịch sử, loài người đánh đổi “máu và nước mắt” tạo lập sự công bằng, tự do, dân chủ. Nền dân chủ pháp trị cần được tôn sùng!

Với nhận thức, định hướng lớn của cải cách tư pháp là lấy tòa án làm trung tâm…, qua đó việc xét xử là khâu then chốt trong hoạt động tư pháp. Giả sử Bao Công là chủ tọa phiên xử “đại án nhận hối lộ…” cũng phải tuân hành nguyên tắc “Hội đồng xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Ngày xưa Bao Công xử lý các vụ án “cậy chúng, hiếp cô” thời phong kiến, cùng lúc thực hiện điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án! Ngày nay Bao Công không thể “độc diễn” theo cách nói “ta là chân lý”!

Để tránh sai lầm, các “Bao Công thời nay” cần vận dụng nguyên tắc phân nhiệm, phân quyền, minh bạch!

TÂN TRÀO

/can-cu-de-phuc-hoi-dieu-tra-vu-an-hinh-su.html