/ Trao đổi - Ý kiến
/ Nghi phạm xả súng khiến cặp vợ chồng ly hôn thương vong tại Thái Nguyên đối diện với những tội danh nào?

Nghi phạm xả súng khiến cặp vợ chồng ly hôn thương vong tại Thái Nguyên đối diện với những tội danh nào?

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Vụ việc nghi phạm xả súng khiến cặp vợ chồng ly hôn thương vong tại Thái Nguyên đang là vấn đề nóng trong xã hội. Với lời khai ban đầu của hung thủ là do xuất phát từ xích mích việc vay nợ giữa nạn nhân và đối tượng này. Vậy với hành vi trên, đối tượng sẽ phải đối diện với những tội danh nào?

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, lực lượng Công an tỉnh Thái Nguyên ngay lập tức truy tìm và đã bắt được Nông Văn Tú về hành vi “Giết người” khi đang lẩn trốn tại Bắc Giang.

Sáng ngày 27/8, một lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, Cơ quan này đã bắt được Nông Văn Tú (32 tuổi, trú tại P. Đồng Bầm, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên), nghi phạm gây ra vụ xả súng khiến cặp vợ chồng đã ly hôn thương vong về hành vi “Giết người” khi đang lẩn trốn tại Bắc Giang.

Tại Cơ quan Công an, đối tượng Tú khai nhận nguyên nhân ban đầu vụ án xuất phát từ xích mích giữa việc vay nợ giữa nạn nhân và đối tượng này. Theo đó, vào khoảng 20h, ngày 26/2, khi 02 nạn nhân đi đến đoạn phố Nguyễn Trung Trực, gần khách sạn Monaco (P. Túc Duyên) thì bị đối tượng Tú điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Honda SH tối màu (không rõ biển kiểm soát) đi đến và sử dụng vật nghi là súng, bắn khoảng 03-04 phát trúng vào anh T. và chị Tr khiến cho anh T. bị thương nặng và chị Tr. tử vong.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng Công an tỉnh Thái Nguyên ngay lập tức truy tìm và bắt được Nông Văn Tú về hành vi “Giết người” khi đang lẩn trốn tại Bắc Giang.

Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã quy định về hành vi “Giết người” như sau:
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.
Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Và người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Cũng tại Cơ quan Công an, đối tượng đã khai nhận nguyên nhân ban đầu vụ án xuất phát từ việc vay nợ giữa nạn nhân và bản thân nên đã sử dụng súng tự chế để gây án.

Điều 304 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về hành vi “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” như sau:
Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm, Có tổ chức; Vận chuyển, mua bán qua biên giới; Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, Làm chết 02 người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, Làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trong vụ việc trên, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, đối tượng Tú tại địa phương, là người cho vay lãi dưới hình thức bốc bát họ. Với hình thức này, pháp luật đã có quy định rõ ràng.

Cụ thể, thứ nhất, với "Lãi suất cho vay", Điều 468 Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định. Lãi suất cho vay sẽ là do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Thứ hai, về mặt truy cứu trách nhiệm hình sự, Điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” quy định.

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

LÂM HOÀNG

/bat-giu-nghi-pham-no-sung-o-thai-nguyen.html