/ Luật sư trực ban
/ Người thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án hủy kết quả bán đấu giá tài sản không?

Người thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án hủy kết quả bán đấu giá tài sản không?

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Người thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án hủy kết quả bán đấu giá tài sản không? Bạn đoc K.H.L hỏi.

Ảnh minh họa.

Trả lời về vấn đề trên, Luật sư Bạch Minh Thắng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, theo quy định tại Điều 102 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014):

“Điều 102. Hủy kết quả bán đấu giá tài sản

1. Việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy thì việc xử lý tài sản để thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Người mua được tài sản bán đấu giá, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản.

3. Việc xử lý hậu quả và bồi thường thiệt hại do kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy được giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định trên, chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án là Người mua được tài sản bán đấu giá hoặc Chấp hành viên được Luật xác định là người có tài sản bán đấu giá để thi hành án.

Như vậy, trong trường hợp bạn là Người phải thi hành án, thì người phải thi hành án là người có tài sản bị cưỡng chế kê biên để thi hành án nên đã bị mất quyền là người có tài sản bán đấu giá, mất quyền là bên bán trong giao dịch bán đấu giá tài sản thi hành án. Do đó, người phải thi hành án không có quyền khởi kiện yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 154 và Điều 155 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì bạn có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Tổ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.

Theo quy định tại Điều 155 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), người tố cáo có các quyền và nghĩa vụ như sau:

"Điều 155. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;

c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trình bày trung thực, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật".

T.M

Thu nhập bao nhiêu ở Hà Nội được xếp là hộ nghèo?

Admin