/ Tư vấn
/ Người ủy quyền được thực hiện công việc đã ủy quyền không?

Người ủy quyền được thực hiện công việc đã ủy quyền không?

01/01/0001 00:00 |

Tôi là giám đốc của một công ty ở Việt Nam. Do dự định sẽ đi công tác nước ngoài nên tôi đã ủy quyền cho một bạn nhân viên của công ty thay tôi thực hiện mọi nhiệm vụ của tôi trong thời gian tôi đi công tác (bao gồm quản lý nội bộ công ty, ký kết các hợp đồng với đối tác và thực hiện nghĩa vụ với cơ quan nhà nước). Thời hạn ủy quyền là 6 tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên chuyến công tác của tôi đã bị tạm hoãn. Vậy, giờ tôi có thể thực hiện các công việc đã ủy quyền mà không hủy giấy ủy quyền được không (do có thể thời gian tới tôi lại đi công tác nếu dịch bệnh diễn biến ít phức tạp hơn)?. Trong giấy ủy quyền tôi không quy định rõ về việc tôi có thể hủy hay chấm dứt việc ủy quyền bất cứ lúc nào. Xin hỏi thêm: Phạm vi ủy quyền như trên có hợp pháp không ạ?

(LSO) - Tôi là Giám đốc của một công ty ở Việt Nam. Do dự định sẽ đi công tác nước ngoài nên tôi đã ủy quyền cho một bạn nhân viên của công ty thay tôi thực hiện mọi nhiệm vụ của tôi trong thời gian tôi đi công tác (bao gồm quản lý nội bộ công ty, ký kết các hợp đồng với đối tác và thực hiện nghĩa vụ với cơ quan nhà nước). Thời hạn ủy quyền là 6 tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên chuyến công tác của tôi đã bị tạm hoãn. Vậy, giờ tôi có thể thực hiện các công việc đã ủy quyền mà không hủy giấy ủy quyền được không (do có thể thời gian tới tôi lại đi công tác nếu dịch bệnh diễn biến ít phức tạp hơn)? Trong giấy ủy quyền tôi không quy định rõ về việc tôi có thể hủy hay chấm dứt việc ủy quyền bất cứ lúc nào. Bạn đọc L. H. hỏi.

Ảnh minh họa.

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015, ủy quyền là việc cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thay thế cho mình. Người ủy quyền vẫn phải chịu các trách nhiệm liên quan tới quyết định, hành động của người được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định về giấy ủy quyền mà chỉ quy định về hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, giấy ủy quyền vẫn là một văn bản pháp lý ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Tại doanh nghiệp, thông thường những người có vị trí quản lý thường có sẵn cho mình một Giấy ủy quyển/văn bản ủy quyền cho nhân viên khác trong công ty thực hiện nhiệm vụ của mình khi vắng mặt tại Công ty, đây là sự ủy quyền thường xuyên và có giá trị lâu dài.

Đối với doanh nghiệp của bạn, bạn có thể chỉ cần làm một văn bản ủy quyền thường xuyên, trong nội dung quy định rõ là người được ủy quyền đó chỉ có quyền quyết định trong thời gian mà người ủy quyền vắng mặt và chỉ được thay mặt khi người được ủy quyền còn nắm giữ một chức vụ xác định nào đó trong công ty. Với quyền hạn là người quản lý, bạn có thể phân công, chỉ định và chấm dứt ủy quyền bất cứ lúc nào mà không có trách nhiệm, nghĩa vụ nào khác phát sinh.

Về phạm vi ủy quyền, bạn cần phải lưu ý một số các trường hợp không được phép ủy quyền theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như:

- Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng (Điểm a, khoản 1 Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 47/2006/QĐ-NHNN).

- Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc (Điểm a, khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

- Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền (Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

- Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình (Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

Ngoại trừ một số trường hợp cụ thể như trên, nếu nội dung ủy quyền không trái với đạo đức xã hội thì Văn bản ủy quyền của bạn sẽ được coi là hợp pháp.

PHẠM HƯƠNG

/ha-noi-khoi-to-11-vu-an-gian-lan-trong-linh-vuc-kinh-doanh-thuong-mai.html