/ Bút ký Luật sư
/ Những nỗ lực để xứng danh nghề 'thầy cãi'

Những nỗ lực để xứng danh nghề 'thầy cãi'

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Những dấu son trên chặn đường phát triển của Luật sư và nghề Luật sư không những là niềm tin, động lực mạnh mẽ để đội ngũ Luật sư tiếp tục vững bước trên con đường hành nghề bảo vệ công lý, lẽ phải mà còn đặt trên vai chúng ta trách nhiệm nặng nề để phát triển hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ, kiến thức nhằm đáp lại tình cảm yêu mến, niềm tin của xã hội đối với nghề Luật sư.

Cũng như bao nghề khác, nhưng có lẽ nghề Luật sư, một nghề mà nói tới thôi người ta đã có thể tưởng tượng ra đó không phải là một nghề hoa hồng. Một trong những nghề được người đời gọi hai chữ “thầy cãi”.

Nghề Luật sư là nghề gắn với số phận con người và vận dụng pháp luật theo hướng có lợi cho người được bảo vệ, bởi thế tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành một Luật sư hành nghề là rất chặt chẽ, đòi hỏi mỗi cá nhân muốn trở thành Luật sư thì cần phải có đầy đủ kiến thức nền tảng khi tốt nghiệp cử nhân Luật, mà còn cần phải trải qua khóa đào tạo nghề Luật sư, có thời gian tập sự nhất định và phải vượt qua kỳ kiểm tra của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.

Khi cuộc sống ngày càng phát triển đa chiều, không ngừng cải thiện để đi lên, thì để người Luật sư tìm chân lý, tìm ra lẽ phải chẳng dễ chút nào. Hơn thế, thời đại bùng nổ thông tin, những người Luật sư ngày càng phải chịu sức ép từ thông tin trên các nền tảng mạng xã hội. Mặt khác, trình độ của người dân không ngừng được nâng cao, đòi hỏi người Luật sư phải có hiểu biết rộng về mọi mặt của đời sống xã hội, vừa phải nắm vững quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước, sự nhạy bén trong mọi vấn đề, cập nhập những sự kiện đời sống và xã hội. 

Nghề Luật sư còn phải đối diện bởi không ít hiểm nguy, vì đặc thù công việc là việc bảo vệ sự công bằng, chân lý nên có những lúc không tránh khỏi những tình huống ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bản thân. Lúc đó đòi hỏi người Luật sư phải có bản lĩnh để giúp mình vượt qua mọi nguy hiểm để vững bước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Như tục ngữ Pháp có câu: “Đã là Luật sư thì cần có 3 cái túi: Một cái túi đựng đầy giấy tờ, một cái túi đựng đầy tiền và cái túi thứ ba chứa sự nhẫn nại”. Bởi vậy, những người Luật sư phải nỗ lực đến cùng. 

Thiết nghĩ rằng, bất cứ một nghề nào thì mỗi cá nhân đều cũng có những khởi đầu đầy gian nan trước khi được xã hội ghi nhận và coi trọng. Mọi vinh quang thì đều không tự nhiên có được, nó đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có việc rèn giũa, trau dồi bản thân và đặc biệt hơn cả là cái “tâm” với nghề. Người Luật sư muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải sống bằng cái tâm của mình, theo đuổi sự nghiệp bằng con đường chân chính.

Luật sư NGUYỄN HỒNG TÂM

Giám đốc Công ty Luật TNHH Chí công & Thiện tâm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Luật sư trong thời đại 4.0: Thời cơ và thách thức

Lê Minh Hoàng