/ Trao đổi - Ý kiến
/ Nữ Phó Khoa sản bệnh viện huyện đầu độc cháu nội đối diện mức hình phạt nào?

Nữ Phó Khoa sản bệnh viện huyện đầu độc cháu nội đối diện mức hình phạt nào?

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Hành vi có cấu thành tội phạm hay khôngcần phảicăn cứ vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, xuất phát từ động cơ, mục đích có thể có dấu hiệu cố ý giết người quy địnhtạiĐiều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ngày 13/7, bé trai L.T.D.M (khoảng 8 tháng tuổi) được đưa vào Bệnh viện Nhi Thái Bình cấp cứu. Sau 2 ngày điều trị, cháu L.T.D.M chuyển biến nặng nên được đưa lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ phát hiện trong mẫu xét nghiệm của bệnh nhi có chất độc nên đã báo cho Công an quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Bà Chử Thị Mỹ Lệ, bà nội cháu M. sau đó đã được Cơ quan Công An triệu tập. Tại Cơ quan Công an, bà Chử Thị Mỹ Lệ đã thừa nhận 2 lần bơm thuốc diệt chuột vào sữa cho cháu M. uống. Công an quận Đống Đa sau đó đã bàn giao hồ sơ vụ việc cho Công an TP. Thái Bình để tiếp tục làm rõ.

Theo kết quả điều tra, vợ chồng con trai bà Lệ làm việc ở Hà Nội sinh được cháu trai là L.T.D.M bị bại não, hở hàm ếch. Cháu bé được bố mẹ gửi về quê cho bà Lệ nuôi.

Ngày 02/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Thái Bình đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp bà Chử Thị Mỹ Lệ, 51 tuổi, trú xã Tân Bình, để điều tra về tội “Giết người”.

Được biết, bà Lệ là Phó Khoa sản Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình). Bà cũng mở một phòng khám tại nhà riêng ở xã Tân Bình, thành phố Thái Bình.

Vậy, hành vi này của nữ Phó khoa sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Theo Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, vụ việc đầu độc chính cháu ruột của mình là bé trai L.T.D.M bằng hình thức bơm thuốc diệt chuột vào sữa cho cháu M. uống 2 lần đã gây nên làn sóng lên án gay gắt từ phía dư luận trong thời gian gần đây. 

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo,
Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An

Có thể thấy, về trách nhiệm của bà đối với cháu, hành vi trên là đáng lên án bởi không ai có thể tin một người bà có thể đầu độc cháu trai của mình khi cháu chỉ mới khoảng 8 tháng tuổi. Theo thông tin khai nhận ban đầu, lý do bà Lệ có hành động này là vì “muốn bố mẹ cháu đỡ khổ”. Tuy nhiên, dù là với bất kỳ lý do gì, việc đầu độc một đứa trẻ sinh ra đã chịu thiệt thòi là không thể chấp nhận. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 thì các hành vi bị nghiêm cấm có :"1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em”.

Mặt khác, căn cứ Điều 104 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ của ông bà nội và cháu. Theo đó, ông bà nội có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

Theo thông tin cảnh sát điều tra Công an TP. Thái Bình đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với bà Lệ và cần thiết khởi tố vụ án đối với hành vi “Giết người” đề điều tra và xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. Điều đáng nói ở đây nạn nhân là trẻ em, là đối tượng đặc biệt được pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em bảo hộ.

Cụ thể, Điều 6, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ghi nhận, các quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Luật sư Hảo cho rằng, mặc dù hậu quả của hành “Giết người” này chưa khiến cháu bé tử vong. Hành vi có cấu thành tội phạm còn cần căn cứ vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, xuất phát từ động cơ, mục đích có thể có dấu hiệu cố ý giết người thuộc Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Hành vi Giết người thuộc điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 “Giết người dưới 16 tuổi” với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định mức hình phạt nghiêm khắc nhằm răn đe hành vi giết người dưới 16 tuổi để ngăn chặn tình trạng xâm phạm tính mạng của trẻ em, Luật sư Hảo nói.

THANH THANH

/bat-tam-giam-dieu-tra-hanh-vi-vu-ba-noi-bo-thuoc-chuot-vao-sua-dau-doc-chau-bi-bai-nao.html?fbclid=IwAR2ISFctadsn4qnPbNemm0e1CTfqQD1swEWuTtIdqBv2V58j4nUfJAoipUk