/ Góc nhìn
/ Phản ứng của dư luận trước việc bà Phương Hằng bị bắt

Phản ứng của dư luận trước việc bà Phương Hằng bị bắt

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Cái ranh giới đã phân định rõ ràng bằng quy định pháp luật mà khi vượt qua nó thì từ một hành vi dân sự trở thành sự vi phạm hình sự. Đó là từ việc “sử dụng” quyền tự do ngôn luận bị đẩy lên thành “lợi dụng” và làm tổn hại đến người khác thì pháp luật buộc phải xử lý.

                   Bà Nguyễn Phương Hằng tại một buổi livestream. 

Tối ngày 24/3, Công an TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành lệnh bắt tạm giam, khám xét chỗ ở đối với bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam. Bà Hằng chính thức trở thành bị can trong vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Việc bà Hằng bị bắt và bị cáo buộc tội danh trên không gây bất ngờ cho dư luận, người ta đã đoán định từ rất lâu rằng việc này sẽ có lúc phải đến. Người hâm mộ bà Hằng thì lo ngại, người tố cáo bà Hằng thì chờ đợi, còn những người theo dõi vụ việc thì lấy làm tiếc cho bà. Nhưng, phần lớn mọi người đều cho rằng việc bắt bà Hằng nhằm ngăn chặn và xử lý việc xúc phạm và nhục mạ người khác là cần thiết. Bà Hằng đã vượt qua giới hạn cho phép và tất yếu phải trả giá.

Cái ranh giới đã phân định rõ ràng bằng quy định pháp luật mà khi vượt qua nó thì từ một hành vi dân sự trở thành sự vi phạm hình sự. Đó là từ việc “sử dụng” quyền tự do ngôn luận bị đẩy lên thành “lợi dụng” và làm tổn hại đến người khác thì pháp luật buộc phải xử lý. Cái giới hạn cho phép mà bà Hằng đã vượt qua là việc coi thường các cảnh báo từ các cơ quan chức năng của Nhà nước, từ việc nhắc nhở, nộp phạt hành chính, tạm cấm xuất cảnh… nhưng bà Hằng phớt lờ đi, tổ chức các cuộc livestream trên mạng xã hội rầm rộ hơn, cứ như một sự thách đố. Cái ranh giới nữa mà bà Hằng không được phép vượt qua đó là sự ảo tưởng về sức mạnh của mình, có đông đảo đội ngũ “fan” ủng hộ, những buổi livestream của bà trở thành sự kiện thu hút hàng triệu người xem, không có nhà hoạt động xã hội nào của nước ta làm được như vậy!

Bà cũng phanh phui ra những sự việc khuất tất mà chưa có ai làm được. Chẳng hạn như việc kéo đổ thần tượng “thần y Võ Hoàng Yên”, từ khi bà Hằng vạch rõ thủ đoạn của của ông này, chẳng ai gọi ông Yên là thần y nữa. Hoặc, do bà Hằng mà cái “Thiền am bên bờ vũ trụ” lộ rõ là một ổ trụy lạc, loạn luân chứ tu hành gì. Và, chính bà đã làm cho từ “sao kê” nóng rẫy trên các phương tiện truyền thông trong việc ca sĩ làm từ thiện.

Những đóng góp của vợ chồng bà Hằng cho xã hội không hề nhỏ, cả về mặt tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, việc nào ra việc nấy, không phải cứ mình làm tốt là có quyền phê phán người khác. Vượt qua cả sự phê phán là nhục mạ, vu khống, hạ thấp nhân phẩm người khác thì lại càng không được. Mặc dù có thể anh biết rõ việc làm sai trái của người khác nhưng không có chứng cứ chắc chắn mà khăng khăng buộc tội người ta thì chắc chắn phải ăn đòn giáng trả. Nó như cái chuyện các quan tham nhũng khi chưa bị phát hiện thì đều trong sạch, không có chứng cứ thì không được coi họ là không trong sạch.

Bà Hằng đã đi quá giới hạn mà cả quy định pháp luật cũng như văn hóa ứng xử cho phép. Một điều dễ nhận thấy là dư luận xã hội không lên án cũng như phỉ báng bà, cho rằng bà làm trái pháp luật thì phải chịu về hành vi đó. 

NHỊ NGỌC

Những điểm mới cơ bản của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Lê Minh Hoàng