/ Kinh nghiệm - Thực tiễn
/ 'Sổ tay nghi phạm' ở Nhật Bản

'Sổ tay nghi phạm' ở Nhật Bản

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Trong cuốn sổ tay ghi rõ quy trình từ khi một người bị bắt đến khi bị đưa ra xét xử tại tòa án và việc yêu cầu được gặp luật sư ngay từ đầu có ý nghĩa rất quan trọng. “Khi gặp khó khăn, hãy gọi cho luật sư!”.

Trừ đêm Chủ nhật đầu tiên đến Nhật Bản gặp cơn bão tuyết chưa từng có và nhiều nước trên thế giới, trong đó có miền Bắc của Việt Nam chìm trong giá lạnh kỷ lục, những ngày còn lại ở Nhật Bản thời tiết như thuận theo lòng người, nhiệt độ trung bình từ 0 đến 9 độ C, nắng vàng lấp lánh trên những ô kính các tòa nhà cao tầng. Trên chuyến tàu siêu tốc Shenkensen từ Tokyo đi Nagoya, các thành viên trong Đoàn công tác của Liên đoàn Luật sư Việt Nam có dịp chiêm ngưỡng đỉnh núi Phú Sĩ hùng vĩ như một biểu tượng linh thiêng của Nhật Bản…

Chúng tôi đến trao đổi kinh nghiệm về tổ chức và hoạtđộng với Hội Luật sư tỉnh Aichi - một trong 3 tổ chức luật sư lớn nhất Nhật Bảnvới gần 1.800 luật sư, tham dự một phiên tòa hình sự xét xử một người phụ nữ ăncắp hàng trong siêu thị do Thẩm phán Niwa Toshihiko làm Chủ tọa và được ôngNashimoto Masae - Chánh án Tòa án tỉnh Aichi tiếp thân mật. Những gì thuộc vềsự pha trộn giữa hai mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn và tranh tụng mà Nhật Bảnđang áp dụng, trong đó có việc bảo đảm vị thế bình đẳng giữa bên buộc tội vàbên gỡ tội cho thấy những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào điều kiệncụ thể của Việt Nam.

 Trở về Tokyo, trong buổi tọa đàm cởi mở vào chiều ngày 22/01/2016, Luật sư Akamatsu Norio đến từ thành phố cảng Kobe, với 40 năm tuổi nghề và kinh nghiệm trong kiến tạo, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, đã giới thiệu kỹ hơn về thủ tục hình sự và người bào chữa ở Nhật Bản. Sau khi khẳng định quyền tiếp xúc với nghi phạm là quyền quan trọng nhất của luật sư khi tham gia tố tụng, ông thừa nhận ở Nhật Bản các luật sư cũng gặp nhiều vấn đề liên quan đến những cản trở khi hành nghề. Nhiều luật sư đã phải yêu cầu Ủy ban Phòng chống hành vi cản trở luật sư hành nghề của Liên hội Luật sư Nhật Bản can thiệp hoặc khởi kiện ra tòa án yêu cầu được bảo đảm quyền hành nghề của mình.

Một góc phố Tokyo. Ảnh: Hoài Phan.

Sau buổi tọa đàm đầy ắp các sự kiện và nội dung, buổi tối về Tokyo International Center lạnh giá, bật chế độ sưởi ấm, tôi ngồi lật từng trang cuốn “Sổ tay nghi phạm” mà Luật sư Akamatsu Norio đưa cho chúng tôi tham khảo. Thật sự đây là điều khá độc đáo trong chế định bào chữa tại Nhật Bản. Ngay trang đầu cuốn sổ tay, luật sư đã đưa ra các lời khuyên khi một nghi phạm bị bắt giữ hoặc được thẩm vấn sẽ phải làm gì. Ở Nhật Bản, các buổi hỏi cung do điều tra viên tiến hành mà không có sự hiện diện của luật sư, vì luật sư có trình tự được gặp riêng. Do đó, việc ký tên của nghi phạm trên biên bản hỏi cung được coi là một chứng cứ có ý nghĩa quan trọng sau này khi xét xử, đòi hỏi người đó phải có trạng thái tâm lý và hiểu biết đầy đủ về các quyền của mình.

Trong cuốn sổ tay ghi rõ quy trình từ khi một người bịbắt đến khi bị đưa ra xét xử tại tòa án và việc yêu cầu được gặp luật sư ngaytừ đầu có ý nghĩa rất quan trọng. “Khi gặp khó khăn, hãy gọi cho luật sư!”. Đâylà một tiêu đề được in đậm nét trong cuốn sổ tay, bởi lẽ nghi phạm khi bị thẩmvấn sẽ không cảm thấy thoải mái và không biết phải làm gì, nhất là khi điều traviên yêu cầu ký tên vào bản cung ngay cả khi nghi phạm không đồng ý với nộidung ghi lời khai. “Tôi muốn gặp luật sư ngay lập tức!”. Đó chính là một yêucầu phải được đáp ứng, ngay cả khi đang thẩm vấn cũng phải dừng lại và trách nhiệmcủa điều tra viên phải liên hệ với luật sư. “Bạn không cần phải khai báo nộidung trao đổi với luật sư và không cần xuất trình sổ tay nghi phạm”, bởi đây làquyền tiếp xúc riêng tư và bảo mật giữa luật sư và nghi phạm đã được khoản 3Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự Nhật Bản quy định.

Cuốn “Sổ tay nghi phạm” rất quan trọng đối với cả luậtsư và nghi phạm. Khi cung cấp cho nghi phạm, luật sư yêu cầu họ ghi chép lạinội dung trong quá trình thẩm vấn và trả lại cho luật sư tham khảo khi bào chữatại tòa. Tác dụng của cuốn sổ tay này còn ở chỗ, trong quá trình tiếp xúc vớinghi phạm, luật sư vừa theo dõi được các nội dung đã được ghi chép trong sổtay, vừa nghe nghi phạm trình bày nội dung thẩm vấn. Nghi phạm được mua haymượn cây bút bi để viết (không sử dụng bút chì vì dễ bị tẩy xóa). Khi viết lạinhững nội dung trong buổi thẩm vấn, nghi phạm không cần phải quá chú ý vào cácđề mục câu hỏi về những sự kiện, nội dung diễn ra trong ngày được hỏi cung, mà đơngiản là “có sao viết vậy”, không phải cường điệu thêm. Luật sư còn hướng dẫnnghi phạm là hãy viết ngay khi ký ức còn tươi nguyên. Trong cuốn sổ tay có cấutrúc hai mặt giấy, được thiết kế cho nội dung thẩm vấn của một ngày, đề rõ ngàytháng ghi chép. Nếu có sót một chi tiết nào đó, không cần phải điền ngay trongngày vì tránh tình trạng bị coi là thay đổi, mà có thể ghi lại vào ngày hômsau, rằng “tôi nhớ ra là buổi thẩm vấn ngày hôm qua đã xảy ra việc này”.

Phần cuối cuốn sổ tay nhấn mạnh “luật sư sẽ là điểm tựa cho bạn, nhưng trên tất cả, tâm lý của bạn mới là điều quan trọng nhất”. Và một phiên bản tiếng Việt cuốn sổ tay nghi phạm đã được hoàn thiện và dịch sang tiếng Việt để giúp cho một số trường hợp người Việt Nam phạm tội trên đất Nhận Bản khi cần luật sư bào chữa cho mình. Có lẽ, sẽ còn phải mất một khoảng thời gian dài nữa thì cuốn “Sổ tay nghi phạm” có cơ hội trở thành một công cụ giúp cho việc hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự ở Việt Nam…

TS. LS. PHAN TRUNG HOÀI
Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam