Hoàn thiện quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Hoàn thiện quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Định giá tài sản trong tố tụng hình sự được hiểu là việc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định giá trị bằng tiền của tài sản được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự ra văn bản yêu cầu định giá, khi xét thấy cần xác định giá trị tài sản có liên quan đến việc xác định tội danh, định khung hình phạt, quyết định hình phạt… để giải quyết vụ án hình sự tại thời điểm nhất định.

Định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp: Từ luật thực định đến thực tiễn áp dụng
Định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp: Từ luật thực định đến thực tiễn áp dụng

(LSVN) - Định giá tài sản góp vốn là việc đánh giá giá trị của tài sản góp vốn tại thời điểm nhất định phù hợp với thị trường theo những tiêu chuẩn và phương pháp nhất định. Việc định giá tài sản góp vốn nhằm xác định chính xác giá trị của tài sản góp vốn tại thời điểm định giá. Đây là cơ sở phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông cũng như đảm bảo trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp (DN).

Những bất cập, vướng mắc về định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Những bất cập, vướng mắc về định giá tài sản trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Định giá tài sản trong tố tụng hình sự là nguồn chứng cứ quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Việc xác định giá trị tài sản bị xâm phạm có ý nghĩa quan trọng, mang tính chất bắt buộc xác định hành vi xâm phạm về tài sản có phải là tội phạm hay không, là căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, yếu tố định tội, định khung hình phạt đối với bị cáo; là căn cứ xác định những thiệt hại, buộc bị cáo bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội đã gây ra.

Vấn đề định giá tài sản trong tố tụng hình sự - Một số vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện
Vấn đề định giá tài sản trong tố tụng hình sự - Một số vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện

(LSVN) - Trong Bộ luật Hình sự có rất nhiều tội danh quy định yếu tố giá trị tài sản bị xâm phạm (hư hỏng, huỷ hoại, chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép...) là một trong những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, thực tế áp dụng vẫn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Bài viết dưới đây tác giả nêu một số khó khăn, vướng mắc và kiến nghị về vấn đề này.

Quyền khởi kiện lại vụ án sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do đương sự không nộp tạm ứng phí định giá tài sản và tố tụng
Quyền khởi kiện lại vụ án sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do đương sự không nộp tạm ứng phí định giá tài sản và tố tụng

(LSVN) - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Đây là quyền cơ bản của công dân và một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS). Tuy nhiên, việc cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền này như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều bởi các quy định khác của BLTTDS và cách nhận thức, áp dụng trong thực tế của những người tiến hành tố tụng.

Một số vấn đề định giá tài sản theo quyết định của Tòa án
Một số vấn đề định giá tài sản theo quyết định của Tòa án

(LSVN) - Định giá tài sản là một trong những biện pháp thu thập tài liệu chứng cứ của Tòa án khi giải quyết vụ án dân sự theo nghĩa rộng. Kết quả định giá tài sản là nguồn chứng cứ được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015). Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích những những trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo quy định của BLTTDS năm 2015. Thông qua thực tiễn, tác giả nêu những vướng mắc mà Tòa án gặp phải trong quá trình định giá tài sản hiện nay.

Nguyên đơn và bị đơn khẳng định không yêu cầu đo đạc, định giá tài sản thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Nguyên đơn và bị đơn khẳng định không yêu cầu đo đạc, định giá tài sản thì Tòa án giải quyết như thế nào?

(LSVN) - Trường hợp vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản là nhà, đất mà các bên không thỏa thuận được giá trị di sản, mặc dù đã được Tòa án giải thích nhưng nguyên đơn và bị đơn đều khẳng định không yêu cầu đo đạc, định giá tài sản thì Tòa án giải quyết như thế nào?