Kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động trong doanh nghiệp
Kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

(LSVN) - Hòa giải lao động tại Việt Nam có nguồn gốc từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu xung đột lao động trong các doanh nghiệp nhà nước từ thập kỷ 1980. Tuy nhiên, quá trình phát triển chính thức của hòa giải lao động tại Việt Nam chỉ bắt đầu từ khi Luật Lao động năm 1994 được thông qua, đánh dấu sự chuyển từ một hệ thống quản lý lao động trước đây dựa trên quyền quản lý tuyệt đối của nhà nước sang một hệ thống pháp luật lao động nhằm đảm bảo quyền lợi và nguyên tắc công bằng cho người lao động. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải tiếp tục được các văn bản luật về lao động kế thừa.

Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có phải nộp phí không?
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có phải nộp phí không?

(LSVN) - Gia đình tôi hiện là nguyên đơn trong một vụ án tranh chấp được giải quyết tại Tòa án. Vậy, tôi muốn hỏi khi các bên tranh chấp, khiếu kiện tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì có phải nộp khoản chi phí, lệ phí nào không? Bạn đọc A.Q. (Thái Bình) có hỏi.

Việc thanh toán chi phí phát sinh khi hòa giải được thực hiện như thế nào?
Việc thanh toán chi phí phát sinh khi hòa giải được thực hiện như thế nào?

(LSVN) - Trong quá trình hòa giải, đối thoại, nếu cần xem xét hiện trạng tài sản và Hòa giải viên phải mời đơn vị, tổ chức có chức năng thực hiện các công việc như đo vẽ, đánh giá tình trạng tài sản,... Vậy, tôi muốn hỏi việc thanh toán các chi phí phát sinh thực hiện như thế nào? Bạn đọc T.Q. (Thái Nguyên) có hỏi.

Hòa giải trong tranh chấp lao động cá nhân
Hòa giải trong tranh chấp lao động cá nhân

(LSVN) - Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động là những mâu thuẫn bất đồng không thể tự dàn xếp được giữa các cá nhân hoặc tập thể người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Biện pháp Hòa giải tại cộng đồng theo Điều 94 Bộ luật Hình sự 2015
Biện pháp Hòa giải tại cộng đồng theo Điều 94 Bộ luật Hình sự 2015

(LSVN) - Hòa giải tại cộng đồng là một trong những biện pháp giám sát giáo dục trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự. Việc quy định cho Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án có quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015. Quy định này nhằm mục đích để người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có những điều kiện áp dụng riêng cũng như trình tự, thủ tục riêng. Bài viết phân tích về điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng và các khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp Hòa giải tại cộng đồng theo quy định của BLHS 2015.

Một số vấn đề về phiên hòa giải nhưng bị đơn vắng mặt
Một số vấn đề về phiên hòa giải nhưng bị đơn vắng mặt

(LSVN) - Hòa giải là hoạt động tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự theo nghĩa rộng tại Tòa án. Trong hoạt động hòa giải, Thẩm phán được pháp luật quy định giữ vai trò trung gian tổ chức hòa giải giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án. Kết quả hòa giải thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.

Bồi dưỡng về vai trò của Luật sư trong hoà giải thương mại
Bồi dưỡng về vai trò của Luật sư trong hoà giải thương mại

(LSVN) - Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư Việt Nam trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam trân trọng kính mời các Luật sư/Tổ chức hành nghề Luật sư và các cá nhân có nhu cầu tham gia lớp bồi dưỡng do Trung tâm tổ chức theo hình thức trực tuyến thông qua phần mềm Zoom Cloud Meeting vào ngày 24/4/2022.

Những tranh chấp lao động nào được kiện thẳng ra Tòa không cần hòa giải?
Những tranh chấp lao động nào được kiện thẳng ra Tòa không cần hòa giải?

(LSVN) - Mặc dù pháp luật luôn khuyến khích, thậm chí là bắt buộc các bên tiến hành hòa giải khi xảy ra tranh chấp lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bên có thể kiện thẳng ra Tòa để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Vậy, các trường hợp đó là gì? Pháp luật quy định thế nào về các trường hợp này? Bạn đọc H.G.K hỏi.

Thống nhất đất nước và hòa giải dân tộc
Thống nhất đất nước và hòa giải dân tộc

(LSVN) - Chiến thắng 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại ngày lịch sử này và xem lại công cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc tài tình do Đảng ta thực hiện.

Toạ đàm vai trò của Luật sư trong hoà giải thương mại
Toạ đàm vai trò của Luật sư trong hoà giải thương mại

(LSVN) - Ngày 21/5/2022, Đoàn Luật sư TP. Cần Thơ đã phối hợp cùng với Trung tâm Hòa giải Việt Nam tổ chức buổi Tòa đàm nghiệp vụ về “Vai trò của Luật sư trong hòa giải thương mại”. Sự kiện diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 80 Luật sư là thành viên, người tập sự hành nghề Luật sư của Đoàn Luật sư TP. Cần Thơ và một số Luật sư thuộc Đoàn Luật sư trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở
Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở

(LSVN) - Trong 2 ngày 12 và 13/9, tại TP. Vinh (Nghệ An), Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và đại diện Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An chủ trì Hội nghị tập huấn “Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở cho tập huấn viên cấp huyện”.

Bàn về công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã - Thực trạng và kiến nghị
Bàn về công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã - Thực trạng và kiến nghị

(LSVN) - Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Các tranh chấp đất đai rất đa dạng nên được đánh giá là một trong các loại tranh chấp phức tạp nhất. Chính vì vậy, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Trong các loại tranh chấp về đất đai thì tranh chấp về quyền sử dụng đất (tức tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) là tương đối phổ biến. Tại khoản 2, Điều 3, Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có hướng dẫn: Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202, Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Như vậy, hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) là quy định bắt buộc. Đây là tiền đề đồng thời cũng là điều kiện để Tòa án xem xét khi tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện. Thông qua công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã và Tòa án hiện nay, cho thấy để hạn chế việc người dân khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất ra Tòa án là làm tốt công tác hòa giải ở UBND cấp xã. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công tác hòa giải tại UBND cấp xã vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, vừa đạt hiệu quả; các quy định của pháp luật liên quan đến công tác hòa giải tại UBND cấp xã hiện này có vấn đề gì cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung không. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung trình bày và phân tích các vấn đề đặt ra.

Luật sư trong vai trò hòa giải bất cập thực tiễn về bồi thường thiệt hại cho NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Luật sư trong vai trò hòa giải bất cập thực tiễn về bồi thường thiệt hại cho NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

(LSVN) - Những năm gần đây, các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ) như vấn đề tiền lương, việc làm, điều kiện lao động, kỷ luật lao động… đang có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, so với người sử dụng lao động (NSDLĐ), hầu hết NLĐ vẫn đang ở thế yếu nên khi quyền lợi của mình bị xâm phạm, họ vẫn chưa thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Nhiều người nhờ tới sự giúp đỡ của Luật sư chỉ khi tranh chấp lao động đã rất căng thẳng mà bỏ qua giai đoạn hòa giải cũng rất cần có sự góp mặt của Luật sư. Đặc biệt là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.