Luật Kinh doanh bất động sản 2023: Những nội dung mới về nguyên tắc kinh doanh bất động sản
Luật Kinh doanh bất động sản 2023: Những nội dung mới về nguyên tắc kinh doanh bất động sản

(LSVN) - Nguyên tắc kinh doanh bất động sản là những tư tưởng chỉ đạo cho quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về kinh doanh bất động sản. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 mới được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới về nguyên tắc kinh doanh bất động sản, khắc phục những điểm còn hạn chế của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Tuy nhiên, giai đoạn chuyển tiếp giữa luật cũ và luật mới sẽ còn nhiều khó khăn. Bài viết tập trung nghiên cứu để thấy rõ những mặt tích cực của các quy định sửa đổi, bổ sung, quy định mới cũng như những thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn thi hành các quy định về nguyên tắc kinh doanh bất động thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 vào thực tiễn.

Nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn của cổ đông và các trường hợp ngoại lệ theo Luật Doanh nghiệp
Nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn của cổ đông và các trường hợp ngoại lệ theo Luật Doanh nghiệp

(LSVN) - Cổ đông là chủ sở hữu của số cổ phần đã góp vào công ty cổ phần và qua đó thực hiện quyền cổ đông trong hoạt động của công ty. Song song các quyền phát sinh từ việc sở hữu cổ phần, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Tuy nhiên, nếu cổ đông thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật hoặc xâm hại đến lợi ích của công ty hoặc bên thứ ba thì cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân của mình với những thiệt hại gây ra, trường hợp đó được gọi là ngoại lệ của nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn. Bài viết phân tích các vấn đề lý luận về nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn của cổ đông, hệ thống hóa và đánh giá quy định về các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam.

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng

(LSVN) - Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng là nguyên tắc có tính chất nền tảng không chỉ của pháp luật tố tụng hình sự mà còn của toàn bộ nền tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Vì thế, nguyên tắc này chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự mà ảnh hưởng của nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình giải quyết vụ án, đến việc bảo đảm quyền con người. Bài viết này tập trung nghiên cứu các quan điểm, cũng như làm rõ những nội dung, vị trí, vai trò và mối liên hệ của nguyên tắc này với các vấn đề khác có liên quan.

Sửa đổi nguyên tắc quản lý và sử dụng phí thu từ các hoạt động dịch vụ
Sửa đổi nguyên tắc quản lý và sử dụng phí thu từ các hoạt động dịch vụ

(LSVN) - Nghị định 82/2023/NĐ-CP ngày 28/11/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 12/01/2024. Trong đó, Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý và sử dụng phí.

6 nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án
6 nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án

(LSVN) – Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong đó, Quy định nêu rõ 6 nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự và đánh giá pháp luật
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự và đánh giá pháp luật

(LSVN) - Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá, đánh dấu sự mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, nội dung và tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, thông qua một số hoạt động của cơ quan tố tụng có thể thấy được sự căn nhắc kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ các căn cứ xem có dấu hiệu phạm tội hay không trước khi ra quyết định khởi tố.

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba

(LSVN) - Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. Điều 59 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định rõ về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

(LSVN) - Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

8 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân
8 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

(LSVN) – Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong đó, Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định rõ 8 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bàn về nguyên tắc xét xử độc lập trong các cấp Tòa án
Bàn về nguyên tắc xét xử độc lập trong các cấp Tòa án

(LSVN) - Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án. Để Tòa án nhân dân thực hiện đúng đắn quyền tư pháp theo Hiến định, Tòa án nhân dân không chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật để trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật của người dân, mà còn trở thành công cụ để người dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước hành vi vi phạm của các cơ quan công quyền. Bảo đảm cho Tòa án được độc lập, Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng đã định hướng rõ tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

(LSVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, nghị định sửa đổi, bổ sung về nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

Đề nghị bổ sung nguyên tắc 'bền vững' trong sử dụng đất
Đề nghị bổ sung nguyên tắc 'bền vững' trong sử dụng đất

(LSVN) - Góp ý tại dự án Luật Đất đai (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn) cho rằng đất đai là tài nguyên hữu hạn, cần quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng hiệu quả hơn. Do đó, Đại biểu Quốc hộ đề nghị bổ sung nguyên tắc "bền vững" trong sử dụng đất vào Điều 6, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) làm căn cứ, cơ sở cho việc xác lập các chính sách trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án: Thực tiễn áp dụng và những bất cập
Nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án: Thực tiễn áp dụng và những bất cập

(LSVN) - Hoạt động xét xử của Tòa án (Thẩm phán và Hội thẩm) là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, công dân, cơ quan và tổ chức nói riêng, bảo vệ Nhà nước xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung. Trong Nhà nước pháp quyền của chúng ta, tính độc lập của hoạt động tư pháp là một trong những đặc trưng cơ bản và được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013), được cụ thể hóa trong các đạo luật quan trọng như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức TAND… Trải qua quá trình phát triển, hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng hoàn thiện từ lý luận, tư duy đến thực tiễn, thông qua hoạt động xét xử nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử ngày càng thể hiện rõ và đi vào thực chất hơn, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Hội đồng xét xử (HĐXX) nói chung và nâng cao chất lượng giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội thẩm nói riêng.

Bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

(LSVN) - Cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiệm vụ đó được thể hiện trong các văn kiện của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước như Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới, Hiến pháp năm 2013... Trong cải cách cách tư pháp, bảo đảm thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử luôn là nội dung chủ yếu và quan trọng, được quan tâm hàng đầu. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên tắc độc lập xét xử, đánh giá thực trạng để từ đó có các kiến nghị tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực hiện nguyên tắc này luôn là vấn đề thời sự, cấp thiết trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW hiện nay.

Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả
Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả

(LSVN) - Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định 17/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/4/2023. Trong đó, Nghị định nêu rõ nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

Đề xuất xây dựng nguyên tắc thu hồi đất và thu hồi đất vùng phụ cận
Đề xuất xây dựng nguyên tắc thu hồi đất và thu hồi đất vùng phụ cận

(LSVN) - Bài viết tập trung phân tích, làm rõ sự cần thiết phải xây dựng hệ thống nguyên tắc khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất, thu hồi đất trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án. Từ đó, tác giả đề xuất một số vấn đề liên quan đến nội dung này khi sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Ngày 19/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 856/QĐ-TTg phê duyệt Điều Lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Liên đoàn Luật sư Việt Nam có địa vị pháp lý là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư, các Luật sư Việt Nam; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản.

Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật với công việc nguy hiểm, độc hại
Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật với công việc nguy hiểm, độc hại

(LSVN) - Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại. Trong đó, thông tư quy định rõ về nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật.

Nguyên tắc chung của Luật sư khi nhận và thực hiện dịch vụ của khách hàng
Nguyên tắc chung của Luật sư khi nhận và thực hiện dịch vụ của khách hàng

(LSVN) - Khi hành nghề Luật sư chịu sự điều chỉnh của pháp Luật và tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức hành nghề Luật sư. Khi nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng Luật sư phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời Luật sư có nghĩa vụ chấp hành các quy định do Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành, trong đó có Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.