Nhìn nhận và đánh giá lại các vụ án hình sự buôn bán 'sách giả' dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ
Nhìn nhận và đánh giá lại các vụ án hình sự buôn bán 'sách giả' dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ

(LSVN) - Trong thời gian gần đây, tình trạng vi phạm bản quyền đối với sách ngày một phổ biến và phức tạp hơn. Qua đó, các cơ quan điều tra tại nhiều địa phương khác nhau trên cả nước đã quyết định khởi tố nhiều vụ án hình sự liên quan đến hành vi buôn bán "sách giả" về tội danh "Sản xuất, buôn bán hàng giả" theo khoản 3, Điều 192 của Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc trong cách hiểu và việc áp dụng giữa tội danh "Sản xuất, buôn bán hàng giả" theo khoản 3, Điều 192 của Bộ luật Hình sự 2015 và "xâm phạm quyền tác giả" theo Điều 225 của Bộ luật Hình sự 2015. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, ý chí soạn thảo các quy định pháp luật của các nhà lập pháp, cũng như thông qua các bản án hình sự đã giải quyết trong thời gian gần đây, đứng dưới góc độ pháp luật về quyền tác giả, như được trình bày bên dưới đây, việc áp dụng tội "Xâm phạm quyền tác giả" theo Điều 225 của Bộ luật Hình sự 2015 trong trường hợp trên sẽ phù hợp và thuyết phục hơn, thay vì tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả" theo khoản 3, Điều 192 của Bộ luật Hình sự 2015.