Vướng mắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân
Vướng mắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân

(LSVN) - Cùng với sự tiên tiến của khoa học công nghệ, các sản phẩm phần mềm công nghệ cao liên tục được cho ra mắt để đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của con người. Tuy nhiên, nhiều cá nhân lựa chọn cách bẻ khóa và tải các phần mềm lậu để tiết kiệm chi phí mua bản quyền. Việc sử dụng phần mềm lậu như vậy có vi phạm pháp luật không? Và khi xảy ra hành vi vi phạm trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại thì khoản bồi thường sẽ do ai chịu trách nhiệm?

Vướng mắc trong áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm – Kiến nghị và giải pháp
Vướng mắc trong áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm – Kiến nghị và giải pháp

(LSVN) - Quyết định hình phạt trong đồng phạm là một trường hợp đặc biệt có vai trò quan trọng trong xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) sự đối với các vụ án phạm tội có nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện. Quyết định hình phạt đúng với mỗi người đồng phạm đảm bảo cho hình phạt thực hiện được mục đích đặt ra. Tuy nhiên, BLHS 2015 chưa có quy định cụ thể sự phân hóa TNHS đối với những người đồng phạm và việc quyết định hình phạt đối với từng người đồng phạm với vai trò khác nhau trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong việc áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

Khó khăn, vướng mắc khi xác định số lượng con dấu, tài liệu làm giả theo Điều 341, Bộ luật Hình sự
Khó khăn, vướng mắc khi xác định số lượng con dấu, tài liệu làm giả theo Điều 341, Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Xác định số lượng con dấu, tài liệu làm giả đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh, định khung hình phạt. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định; có trường hợp chưa thống nhất trong nhận thức áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tiến hành tố tụng.

Xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đối với người nước ngoài một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện
Xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đối với người nước ngoài một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Với xu thế toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, thời gian qua người nước ngoài đến Việt Nam công tác, thăm thân, du lịch, học tập và lao động ngày càng trở nên đông đúc. Bên cạnh những mặt tích cực về phát triển kinh tế - xã hội thì việc người nước ngoài vi phạm pháp luật nói chung, trong đó vi phạm hành chính về giao thông đường bộ nói riêng có xu thế gia tăng, phức tạp. Trong phạm vi bài viết, tác giả đi sâu phân tích một số vấn đề khó khăn, vướng mắc thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đối với người nước ngoài và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Góc nhìn từ Luật sư về giải quyết vấn đề vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và đất đai
Góc nhìn từ Luật sư về giải quyết vấn đề vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và đất đai

(LSVN) - Theo những báo cáo gần đây, UBND TP. Hà Nội đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai và trật tự xây dựng. Số vụ vi phạm xây dựng trên địa bàn đã giảm mạnh nhưng việc cưỡng chế các công trình vi phạm còn gặp nhiều vướng mắc. Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xử lý các công trình vi phạm, gây tâm lý không tốt trong nhân dân. Các biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn công trình vi phạm tiếp tục thi công vẫn chưa mang tính chất răn đe.

Một số vướng mắc về tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ
Một số vướng mắc về tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ

(LSVN) - Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt đối với người phạm tội được quy định tại Điều 32 và Điều 36 Bộ luật Hình sự (BLHS). Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND) nơi người đó cư trú giám sát, giáo dục nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án. 

Bộ Y tế giải đáp vướng mắc về các giấy tờ chứng minh nhân thân trong KCB BHYT
Bộ Y tế giải đáp vướng mắc về các giấy tờ chứng minh nhân thân trong KCB BHYT

(LSVN) - Chỉ trong trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng không có ảnh, thì người tham gia BHYT mới phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; hoặc giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý HSSV; các giấy tờ CMND hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP.

Khó khăn, vướng mắc về áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ TNHS và đề xuất, kiến nghị
Khó khăn, vướng mắc về áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ TNHS và đề xuất, kiến nghị

(LSVN) - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là cơ sở pháp lý để HĐXX đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó quyết định hình phạt tương xứng với người phạm tội, đảm bảo việc cải tạo, giáo dục người phạm tội, góp phần bảo đảm thực hiện các nguyên tắc công bằng, nhân đạo, bình đẳng và bảo đảm quyền con người. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại Điều 51, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 nhìn chung bảo đảm tính khoa học và tính nhân văn sâu sắc, phát huy tác dụng trong thực tiễn xét xử, góp phần tích cực vào nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc áp dụng pháp luật (ADPL) về các tình tiết giảm nhẹ TNHS của Tòa án trong thực tiễn xét xử thời gian qua cơ bản đảm bảo đúng quy định của BLHS và hầu hết việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS là đúng với người thực hiện hành vi phạm tội, thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất, còn hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật…

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tốt chế độ, chính sách BHYT cho người tham gia
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tốt chế độ, chính sách BHYT cho người tham gia

(LSVN) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, thời gian qua, công tác thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế (BHYT) ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT năm sau cao hơn năm trước và luôn hoàn thành chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao. Quỹ BHYT được quản lý, sử dụng hiệu quả; chất lượng dịch vụ về khám chữa bệnh (KCB) BHYT không ngừng được cải thiện,… đảm bảo tốt quyền lợi cho người tham gia BHYT theo quy định.

Giải đáp vướng mắc xét xử liên quan đến tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nông nghiệp
Giải đáp vướng mắc xét xử liên quan đến tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nông nghiệp

(LSVN) – Mới đây, TAND Tối cao đã ban hành Công văn số 196/TANDTC-PC thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong công tác xét xử. Trong đó, có tình huống liên quan đến vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, Toà án giải quyết tài sản thế chấp như thế nào?

Một số vấn đề về tội 'Hành hung đồng đội': Vướng mắc và kiến nghị
Một số vấn đề về tội 'Hành hung đồng đội': Vướng mắc và kiến nghị

(LSVN) - Quân đội là lực lượng vũ trang nòng cốt, trọng yếu và đặc biệt quan trọng của nước ta. Được phục vụ, làm việc trong lực lượng quân đội là vinh dự to lớn của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ hòa bình trong quân đội vẫn phát sinh những hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của quân đội, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín, sức mạnh chiến đấu của quân đội chính quy. Nhận thấy yêu cầu cấp thiết đó, Nhà nước đã có chế tài nhằm duy trì nghiêm kỷ luật của quân đội bằng việc pháp điển một chương riêng quy định về các loại tội danh xâm phạm nghiêm trọng tới kỷ luật, sức mạnh của quân đội trong đó có tội "Hành hung đồng đội" quy định tại Điều 398, Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành.

Một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật về tội “Làm nhục đồng đội” tại Điều 397 Bộ luật Hình sự 2015
Một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật về tội “Làm nhục đồng đội” tại Điều 397 Bộ luật Hình sự 2015

(LSVN) - Tội “Làm nhục đồng đội” xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ giữa đồng chí, đồng đội; xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của đồng đội. Trong thời gian vừa qua, đối tượng pháp tội này có xu hướng gia tăng, rất nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra, phần lớn khi có vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng đã xử lý đúng người, đúng tội, tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng Điều 397 Bộ luật Hình sự (BLHS) vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định.

Rà soát, xử lý các vướng mắc trong thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, thuế, đất đai
Rà soát, xử lý các vướng mắc trong thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, thuế, đất đai

(LSVN) - Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ yêu cầu rà soát lại thủ tục hành chính ở các cấp, tập trung vào các vướng mắc hiện nay ở các lĩnh vực như: Nhà ở, tiếp cận tín dụng, điện năng, thuế, đất đai, hải quan, giao thông vận tải… các thủ tục liên quan đến 03 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.

Vướng mắc về tình tiết 'Giết 02 người trở lên' tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015
Vướng mắc về tình tiết 'Giết 02 người trở lên' tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015

(LSVN) - Tình tiết giết 02 người trở lên được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 123, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015. Đây là tình tiết được sửa đổi một cách cụ thể hóa tình tiết “giết nhiều người” được quy định trong BLHS năm 1999. BLHS năm 2015 mặc dù đã sửa đổi được cụ thể hóa tình tiết giết nhiều người nhưng tình tiết “giết 02 người trở lên” vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau.

Làm thủ tục bay bằng ứng dụng VNeID lâu hơn cách thông thường
Làm thủ tục bay bằng ứng dụng VNeID lâu hơn cách thông thường

(LSVN) - Cục Hàng không Việt Nam cho biết, với hành khách đi máy bay, thời gian kiểm tra trực quan bằng mắt trung bình là 20 giây; thời gian kiểm tra bằng cách sử dụng tài khoản VNeID của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để quét mã QR code tài khoản VNeID của hành khách trung bình là 24 giây.

Khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Đấu giá tài sản
Khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Đấu giá tài sản

(LSVN) – Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đấu giá tài sản là rất cần thiết, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thúc đẩy hoạt động đấu giá diễn ra hiệu quả, lành mạnh, công bằng và ngày càng chuyên nghiệp hóa, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá hiện nay.

Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Điều 295, Bộ luật Hình sự
Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Điều 295, Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Điều 295, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người", đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nâng cao tính giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với loại tội phạm xâm phạm an toàn công cộng; bảo đảm phù hợp với yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thực hiện chủ trương về tăng tính hướng thiện và phòng ngừa tội phạm, tăng cường áp dụng các chế tài không tước tự do; bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, thuận lợi cho việc áp dụng điều luật trong xử lý tội phạm. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự: Một số vướng mắc, bất cập và đề xuất
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự: Một số vướng mắc, bất cập và đề xuất

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Trong những năm qua, hoạt động của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (NBVQVLIHPCĐS) đã đạt những thành tựu đáng kể. Thực tiễn tham gia tố tụng dân sự (TTDS) của NBVQVLIHPCĐS thời gian qua cho thấy số lượng vụ án có NBVQVLIHPCĐS gia tăng. Không thể phủ nhận những kết quả đạt được khi NBVQVLIHPCĐS tham gia tố tụng. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn chưa cao. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đã chỉ rõ các quy định về NBVQVLIHPCĐS trong TTDS ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, những vướng mắc, bất cập từ chính những khiếm khuyết của pháp luật như: Quy định chưa rõ ràng, thiếu tính cụ thể, nhiều trường hợp còn chưa được dữ liệu. Những hạn chế này tạo ra rào cản không nhỏ trong việc thi hành pháp luật, gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS.

Vướng mắc trong việc xác định giá khởi điểm để đưa ra đấu giá lại
Vướng mắc trong việc xác định giá khởi điểm để đưa ra đấu giá lại

(LSVN) - Hiện nay nhiều địa phương đang bị ngưng trệ, ách tắc khi triển khai việc đấu giá quyền sử dụng đất, nhà đất nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách cũng như phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đất ở của người dân. Nguyên nhân là vướng mắc về xác định giá khởi điểm đưa ra đấu giá lại trong trường hợp đấu giá nhiều lần nhưng không thành công.

Vướng mắc khi định tội danh đối với tội 'Chống người thi hành công vụ'
Vướng mắc khi định tội danh đối với tội 'Chống người thi hành công vụ'

(LSVN) - Từ khi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có hiệu lực thi hành cho đến nay, quá trình điều tra, truy tố, xét xử tại các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc còn tồn tại những bất cập, vướng mắc trong quá trình định tội danh đối với số tội phạm dù đã được quy định trong BLHS. Trong đó, tội "Chống người thi hành công vụ" là một trong những tội danh mà việc giải quyết còn phụ thuộc khá nhiều vào quan điểm của các cơ quan tố tụng do văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định cụ thể để áp dụng, thi hành. Chưa kể, đối với cùng hành vi chống người thi hành công vụ, Điều 330 BLHS năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật hành chính ví dụ như Nghị định 208/2013/NĐ-CP chưa có quy định rõ ràng, tách biệt hay chỉ ra mức độ vi phạm pháp luật để làm căn cứ xác định chế tài xử lý là hành chính hay hình sự đối với các hành vi có mô tả về mặt khách quan tương đối giống nhau.

Một số vướng mắc trong việc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Một số vướng mắc trong việc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

(LSVN) - Người dưới 18 tuổi do đặc trưng về tâm sinh lý lứa tuổi nên nhận thức còn hạn chế, trình độ học vấn chưa hoàn thiện, vốn kinh nghiệm, hiểu biết xã hội còn ít, sự thông hiểu và chấp hành các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực xã hội và pháp luật chưa cao, năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ, dễ bị kích động, dễ phạm sai lầm, dễ bị thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục thành người có ích cho xã hội.