/ Trợ giúp pháp lý
/ Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân 

Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân 

22/10/2023 12:11 |

(LSVN) - Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?

Ảnh minh họa.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa cho biết, theo Điều 163 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử các vụ án:

- Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

- Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại Quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

Với những căn cứ nêu trên có thể xác định thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

PV

Dự kiến trình phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024 từ 29/12 Âm lịch

Bùi Thị Thanh Loan