/ Luật sư trực ban
/ Thế nào là BOT?

Thế nào là BOT?

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Trong lĩnh vực đầu tư, BOT được nhắc đến tương đối phổ biến. Đây là một hình thức đầu tư đặc biệt thường thấy trong các công trình giao thông như cầu đường. Vậy, BOT là gì? Dự án BOT và trạm thu phí BOT là gì?

Ảnh minh họa.

Một số khái niệm liên quan đến BOT

BOT là gì? 

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, trong tiếng anh, BOT là tên viết tắt của Build - Operate - Tranfer có nghĩa là Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao. Tại điểm a, khoản 1, Điều 45, Luật Đầu tư quy định về hợp đồng BOT như sau:

1. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:

a) Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước;

Như vậy, Luật sư cho biết, BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Dự án BOT là gì?

Theo Luật sư, khi nhắc đến BOT, thường nhắc đến các dự án BOT. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dụng công trình với thời hạn dự tính thu hồi đủ vốn và thu được lợi nhuận.

Sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, các công trình này sẽ được chuyển giao lại cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng.

Hiện nay, dự án BOT thường xuất hiện dưới hình thức đầu tư các công trình giao thông, nổi bật là các công trình cầu đường. Các doanh nghiệp đầu tư các dự án này sẽ có quyền thu phí các dịch vụ sử dụng công trình trong thời hạn nhất định. Sau thời hạn này, công trình được chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước quản lý và sử dụng.

Trạm BOT là gì?

Hiện nay, chưa có quy định về trạm thu phí BOT, tuy nhiên, có thể hiểu trạm thu phí BOT là những trạm chốt được lập tại các tuyến đường thuộc dự án BOT có chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó. Mục đích của việc thu phí nhằm chi trả, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì các tuyến đường giao thông.

Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản thì những công trình là các trạm BOT được hình thành trên cơ sở hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Đây cũng là một trong số các dự án BOT phổ biến ở nước ta hiện nay.

Việc xây dựng trạm cũng như thu phí khi qua trạm BOT sẽ được thực hiện theo quy trình, quy định của pháp luật.

Đối tượng nào phải nộp phí sử dụng đường bộ?

Luật sư cho hay, trạm thu phí BOT là một trong những dự án BOT phổ biến tại Việt Nam, do vậy, phí bảo trì đường bộ (phí sử dụng đường bộ) là một loại phí mà các chủ phương tiện xe ô tô phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. Phí này sẽ được đóng khi các xe đi qua các trạm BOT được lập sẵn trên các tuyến đường nhất định.

Theo đó, tại Điều 2, Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có Giấy chứng nhận kiểm định) gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ô tô).

Trong đó, các loại xe này không chịu phí sử dụng đường bộ nếu thuộc các trường hợp:

- Bị hủy hoại do tai nạn, thiên tai.

- Bị tịch thu, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

- Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

- Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

- Xe ô tô của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định), chỉ sử dụng trong phạm vi Trung tâm sát hạch lái xe, nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp, công trường xây dựng,...

- Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.

- Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

Trường hợp nào được miễn phí đường bộ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Thông tư 70/2021/TT-BTC, miễn phí sử dụng đường bộ với các phương tiện sau:

- Xe cứu thương.

- Xe chữa cháy.

- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ

- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe và một số loại xe chuyên dùng khác mang biển số màu đỏ).

- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân bao gồm: Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông; Xe ô tô cảnh sát 113; Xe ô tô cảnh sát cơ động; Xe ô tô chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn; Xe ô tô đặc chủng...

Mức thu phí sử dụng đường bộ mới nhất bao nhiêu?

Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm là mức thu phí khi qua các trạm BOT. Hiện nay, mức phí này được quy định tương đối cụ thể tại Thông tư 70/2021/TT-BTC:

Số TT

Loại phương tiện

Mức thu (nghìn đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh.

130

390

780

1.560

2.280

3.000

3.660

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng; xe chở hàng và xe chở người 04 bánh có gắn động cơ.

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

3

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

6

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

8

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

TRẦN VŨ

Những trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Lê Minh Hoàng