/ Tin thế giới
/ Thủy phi cơ của Trung Quốc sắp cất cánh thử trên biển, lựa chọn khả dĩ nhất của Triều Tiên

Thủy phi cơ của Trung Quốc sắp cất cánh thử trên biển, lựa chọn khả dĩ nhất của Triều Tiên

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Thủy phi cơ AG600 lớn nhất thế giới của Trung Quốc sắp thử nghiệm cất cánh trên biển lần đầu tiên.Tại Triều Tiên, các chuyên gia vào ngày 25/5 đánh giá Triều Tiên nhiều khả năng tăng cường năng lực hạt nhân qua việc ra mắt tàu ngầm mới hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Thủyphi cơ lớn nhất thế giới của Trung Quốc sắp cất cánh thử trên biển

Thủy phi cơ AG600 trong lần thử cất và hạ cánh trên mặt hồ. Ảnh: Reuters

Thủy phi cơ AG600 lớn nhất thế giới của Trung Quốc sắpthử nghiệm cất cánh trên biển lần đầu tiên.

Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) vừathông báo thủy phi cơ Côn Long (AG600) sẽ lần đầu tiên thử nghiệm cất cánh trênmặt biển ngay trong năm nay, theo Tân Hoa xã ngày 25/5.

Theo đó, thủy phi cơ lớn nhất thế giới này sẽ cấtcánh ngoài khơi thành phố Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông), đánh dấu bước tiến lớntrong dự án. AVIC cho biết dự án nhằm đáp ứng các nhu cầu của Trung Quốc về cứuhộ khẩn cấp và phòng chống thiên tai.

AG600 là thủy phi cơ đa nhiệm được thiết kế với tốcđộ cao (tối đa 560 km/giờ), kèm khả năng dễ tiếp cận và thao tác trong các nhiệmvụ như chữa cháy rừng và cứu hộ hàng hải. Trong nhiệm vụ cứu hộ, AG600 có thểtìm kiếm tầm xa với độ an toàn cao và khả năng cứu hộ lên đến 50 người mỗi chuyến.

Thủy phi cơ này cất cánh lần đầu tiên vào tháng 12/2017và hoàn tất chuyến cất và hạ cánh trên mặt hồ vào tháng 10/2018. Sau đó, máybay có nhiều chuyến bay thử nghiệm trên biển nhằm chuẩn bị cho lần cất cánhtrên mặt biển đầu tiên trong năm nay.

Với kích cỡ tương đương một chiếc máy bay Boeing737, AG600 lớn hơn bất kỳ thủy phi cơ nào có khả năng cất và hạ cánh trên biển.Máy bay được trang bị 4 động cơ tua bin cánh quạt, có thể bay suốt 12 giờ. Theothiết kế, máy bay có tầm hoạt động 4.500 km, có thể hạ cất và hạ cánh trong điềukiện sóng cao đến 2m.

Sau chuyến bay thử đầu tiên vào năm 2017, AFP dẫn lờigiới quan sát cảnh báo thủy phi cơ này cũng có thể được sử dụng trên phạm vi rộnglớn, bao gồm tất cả các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảoTrường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam trên BiểnĐông.

Chuyêngia nhận định Triều Tiên lựa chọn tàu ngầm và SLBM để tăng cường răn đe hạtnhân

Ông Kim Jong-un trong lần thị sát chiếc tàu ngầm mới đang đóng, có khả năng mang SLBM, tháng 7/2019.Ảnh: KCTV

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biếtChủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã triệu tập cuộc họp của Quân uỷ Trung ương Đảnglao động Triều Tiên, thảo luận “chính sách mới để tăng cường răn đe hạt nhân”.

Theo hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), thông báo từKCNA thu hút sự chú ý tới cảnh báo được Triều Tiên đưa ra vào cuối năm 2019 rằngnước này sẽ ra mắt “vũ khí chiến lược mới” có thể dẫn tới một "động tháigây sốc thực sự".

Các chuyên gia cho rằng có khả năng đó là SLBM hoặctàu ngầm. Trong khi đó, tình báo Hàn Quốc cho biết đã giám sát chặt chẽ độngthái của Triều Tiên chuẩn bị cho việc ra mắt tàu ngầm mới mà nước này từng tiếtlộ hồi tháng 7/2019.

Tàu ngầm nói trên dự kiến có trọng lượng 3.000 tấnvà mang theo được 3 tên lửa SLBM. Có thông tin tàu ngầm mới này đang được đóngtại căn cứ hải quân ở Sinpo.

Đầu tháng 5, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc chobiết đã phát hiện tàu ngầm 2.000 tấn lớp Gorae và thiết bị phóng tên lửa dướinước tại xưởng đóng tàu Sinpo.

Hiện tại, Triều Tiên được cho sở hữu 70 tàu ngầm,trong đó có 20 tàu ngầm lớp Romeo 1.800 tấn. Nhưng hầu hết những tàu ngầm nàyđược đánh giá đã lỗi thời và không phù hợp.

Triều Tiên cũng từng thử nhiệm thêm tên lửa phóng từ tàu ngầm mới nhất Pukguksong-3, sau lần thử nghiệm đầu tiên vào tháng 10/2019. Bộ tham mưu liên quân Hàn Quốc, Pukguksong-3 là tên lửa tầm trung và trong cuộc thử nghiệm vào tháng 10/2019 đã bay được 450km.

Theo cơ quan tình báo Hàn Quốc, Triều Tiên đã pháttriển 2 tên lửa lớp Pukguksong với tầm bắn khoảng 1.300km.

SLBM có độ chính xác thấp hơn tên lửa đạn đạo liên lụcđịa (ICBM) và mang theo đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn. Tuy nhiên, SLBM có thể đượctriển khai để tấn công đáp trả hạt nhân đột xuất.

Các chuyên gia nhận định rằng động thái mới nhấttăng cường năng lực hạt nhân của Triều Tiên dường như muốn gây thêm áp lực vớiMỹ và đẩy mạnh kỷ luật trong tổ chức quân đội Triều Tiên thay vì là lời cảnhbáo về động thái khiêu khích.

Kể từ tháng 6/2018, Tổng thống Trump và Chủ tịch KimJong-un đã gặp nhau 3 lần. Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ haiở thủ đô Hà Nội ngày 28/2, hai bên đã không có tuyên bố chung do những khác biệtliên quan tới mức độ Bình Nhưỡng sẵn sàng giải trừ hạt nhân và Washington nới lỏngtrừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Ngày 24/5, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tinChủ tịch Kim Jong-un đã chủ trì Hội nghị mở rộng của Quân ủy Trung ương ĐảngLao động Triều Tiên để thảo luận về tình hình phát triển toàn diện, kiện toàn bộmáy, nâng cao sức mạnh của các lực lượng vũ trang Triều Tiên, trong đó có vấn đềtăng cường khả năng răn đe hạt nhân.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Chủ tịch Kim Jong-un đã chủ trì Hội nghị mở rộng lần thứ tư của Quân ủy Trung ương (CMC) 7 và một trong những nội dung nổi bật nhất được ông nhắc tới đó là việc kêu gọi “tăng cường hơn nữa khả năng răn đe hạt nhân của đất nước” và “đặt các lực lượng vũ trang chiến lược vào thế sẵn sàng chiến đấu cao”.

LÂM HOÀNG (t/h)

/hai-quan-philippines-khinh-ham-ten-lua-dau-tien-do-han-quoc-dong-my-pho-dien-mau-oanh-tac-co-uy-luc-o-chau-a.html