/ Đời sống - Xã hội
/ TP. HCM: Tăng cường quản lý F0 tại nhà

TP. HCM: Tăng cường quản lý F0 tại nhà

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Đây là nội dung được nhắc đến tại Công văn 6296/SYT-NVY của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh ngày 03/9/2021 về chăm sóc và quản lý người F0 trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tiếp nhận cuộc gọi của F0 hoặc người thân 24/7.

Theo đó, nhằm tăng cường hiệu quả chăm sóc và quản lý người F0 trên địa bàn phường, xã, thị trấn theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Mỗi phường, xã, thị trấn là một pháo đài phòng chống dịch”, Sở Y tế yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP. Thủ Đức, quận, huyện tập trung triển khai và đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý người F0 cách ly tại nhà.

Cụ thể, Trạm Y tế phường, xã, thị trấn, Trạm Y tế lưu động phải quản lý cho được danh sách người F0 trên địa bàn bằng cách kết hợp các giải pháp. Trong đó, khi có kết quả xét nghiệm test nhanh hoặc RT - PCR, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP. Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn và Trung tâm Y tế phải khẩn trương gửi ngay danh sách người F0 mới phát hiện về các Trạm Y tế hoặc Trạm Y tế lưu động để triển khai ngay công tác chăm sóc người F0. Tổ chức đến nhà để lấy mẫu xét nghiệm nhanh khi nhận được thông tin của người dân báo có kết quả tự làm xét nghiệm dương tính qua điện thoại hoặc qua phần mềm “Hệ thống khai báo y tế điện tử”; hoặc nhận được thông tin từ Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ dân phố...

Công văn nêu rõ, các bước thực hiện cần phải tuân thủ nghiêm khi phát hiện một trường hợp F0 mới. Đảm bảo việc tổ chức thăm hỏi tình hình sức khỏe qua điện thoại và khám chữa bệnh tại nhà cho người F0. Gọi điện thoại gọi hỏi thăm tình hình sức khỏe F0 hoặc chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe người F0 qua khai báo y tế phải được thực hiện mỗi ngày. Chủ động đến nhà người F0 để thăm khám trực tiếp, ưu tiên các trường hợp F0 thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai...) để thuyết phục cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung tại các phường, xã, thị trấn và quận, huyện.

Đối với việc cấp cứu tại nhà trong trường hợp người F0 có triệu chứng nặng, Sở Y tế thành phố yêu cầu, đảm bảo cung cấp số điện thoại và tiếp nhận cuộc gọi của người F0 hoặc người thân 24/7. Khi nhận được cuộc gọi cấp cứu của người F0, bác sĩ trực mang bình oxy, dụng cụ đo SpO2, túi thuốc cấp cứu... đến ngay nhà của người F0 khám và đo Sp02 , nếu SpO2 dưới 95 % phải cho thở oxy ngay, đồng thời liên hệ Tổ phản ứng nhanh để chuyển người F0 đến bệnh viện.

TRẦN MINH

06 yêu cầu chung đối với người tham gia chống dịch Covid-19

Lê Minh Hoàng