/ Tin tức
/ Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức

08/10/2023 12:04 |

(LSVN) - Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, quy định rõ trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức

Ảnh minh họa. 

Tại Điều 32, Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16, Điều 1, Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/9/2023 quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau: 

- Tổ chức họp kiểm điểm;

- Thành lập Hội đồng kỷ luật;

- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Theo đó, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện qua 03 bước là họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật.

Trường hợp không cần tổ chức họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật

Tại khoản 2, Điều 32, Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16, Điều 1, Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/9/2023 quy định các trường hợp không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm bao gồm:

- Xử lý kỷ luật khi cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật;

 - Công chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và công chức đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

Theo đó, nếu viên chức vi phạm thuộc 03 trường hợp như trên thì không cần phải thực hiện tổ chức họp kiểm điểm mà sẽ thành  lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật viên chức.

Tại khoản 3, Điều 32, Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16, Điều 1, Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/9/2023 quy định các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật bao gồm:

- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;

- Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

- Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6, Điều 2, Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Trường hợp viên chức đã bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, có quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.

MINH QUÝ

Giải đáp vướng mắc xét xử liên quan đến tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nông nghiệp

Nguyễn Hoàng Lâm