/ Tin thế giới
/ Trung Quốc bỏ tiền 'mua' quốc tịch nước ngoài cho con để tránh thi đại học, nhiều địa phương ở Mỹ cải tổ lực lượng cảnh sát

Trung Quốc bỏ tiền 'mua' quốc tịch nước ngoài cho con để tránh thi đại học, nhiều địa phương ở Mỹ cải tổ lực lượng cảnh sát

01/01/0001 00:00 |

(LSO) -Bộ Giáo dục Trung Quốc đang thắt chặt việc kiểm tra ứng viên nước ngoài muốn vào học tại các trường đại học tại đây như một nỗ lực ngăn chặn một bộ phận người dân trong nước lợi dụng cửa sau để con cái trúng tuyển. Tại Mỹ, nhiều địa phương đã cải tổ lực lượng cảnh sát sau cái chết của Georgie Floyd, thậm chí một số bang còn tính đến viễn cảnh “nói không với cảnh sát”.

Chamẹ tại Trung Quốc bỏ tiền 'mua' quốc tịch nước ngoài cho con để tránh thi đại học

Học sinh Trung Quốc miệt mài sách vở cho kỳ thi cao khảo. Ảnh: CGTN

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Bộ Giáodục Trung Quốc quy định học sinh nước này muốn vào đại học phải trải qua kì thi“cao khảo” cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, những học sinh nước ngoài thì khôngphải thi. Điều này có nghĩa là quá trình xét tuyển vào đại học đối với các họcsinh quốc tế sẽ ít mang tính cạnh tranh hơn.

Lợi dụng lỗ hổng này, một vài phụ huynh khá giả nướcnày đã tìm cho con cái có được hộ chiếu nước ngoài thông qua các hệ thống đầutư nhập tịch. Từ đây xuất hiện tình trạng có những học sinh mang hộ chiếu nướcngoài song chưa từng tới đó sinh sống hoặc thậm chí rời khỏi Trung Quốc.

Để giải quyết thực trạng này, ngày 10/6, Bộ Giáo dụcTrung Quốc yêu cầu các trường đại học bắt đầu từ năm tới phải “nghiêm ngặt” kiểmtra điều kiện của những học sinh quốc tế nộp đơn.

Theo quy định, những học sinh đủ điều kiện phải cóít nhất hoặc bố hoặc mẹ là người Trung Quốc, có quốc tích nước ngoài kể từ khimới sinh và phải sống ở nước ngoài ít nhất 2 năm trong vòng 4 năm trước thời điểmhọ nộp đơn xin vào các trường đại học.

Những học sinh sinh tại Trung Quốc và có quốc tịchnước ngoài nhờ chính sách nhập cư có thể ứng tuyển nêu như họ có hộ chiếu nướcngoài ít nhất 4 năm, và họ phải sống ở đó từ 2 đến 4 năm.

Mặc dù những quy định trên ban hành từ năm 2009 songgiới chuyên gia giáo dục cho biết một số trường đại học Trung Quốc không tuânthủ nghiêm ngặt vì họ nghĩ danh tiếng sẽ uy tín hơn và trường thu được lợi nhuậntừ học phí nếu tiếp nhận nhiều “học sinh nước ngoài hơn”. Học phí cho học sinhnước ngoài tại Trung Quốc rơi vào khoảng 20.000-30.000 nhân dân tệ/năm.

Học sinh từ Hong Kong, Macao và Đài Loan (Trung Quốc)sẽ không bị ảnh hưởng bởi các quy định trên và sẽ được đánh giá theo hình thứcriêng.

Cao khảo nổi tiếng là cuộc thi cạnh tranh khốc liệtđối với học sinh muốn đỗ đại học tại Trung Quốc. Tỷ lệ chọi tại trường đại họctop đầu như Thanh Hoa và Bắc Kinh là 1/2.000 em. Tuy nhiên, những học sinh quốctế chỉ cần xét tuyển qua kết quả trung học, một bài thi tiếng Trung và trong mộtvài trường hợp có phỏng vấn.

Ông Yu Minhong – Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ và Giáo dục phương Đông mới tại Bắc Kinh – đã từng đề cập tới vấn đề “nhập cư cao khảo” khi Hội đồng Tư vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc họp vào tháng năm vừa qua, gọi đây là lỗ hổng mà nhiều người lợi dụng.

Theo dữ liệu thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc,năm 2018, có khoảng 500.000 học sinh nước ngoài được nhận vào 1.004 trường đạihọc tại đại lục.

Một nhân viên phụ trách mảng nhập cư tại công ty Tư vấn ra nước ngoài Haichen trụ sở tại Thâm Quyến tiết lộ một vài gia đình đã trả tiền để con họ có hộ chiếu nước ngoài, nhưng họ không thực sự đến đó sống.

Theo giáo sư Zhang Duanhong làm việc tại Viện Giáo dục sau Đại học thuộc Đại học Tongji cho hay gần đây, giới chức chính phủ quan tâm tới vấn đề này vì chứng kiến số lượng học sinh Trung Quốc có quốc tịch nước ngoài nộp đơn gia tăng do hủy kế hoạch du học trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19).

Chuyên gia giáo dục Wu Zunmin nhận định giới chứcđáng nhẽ cần hành động sớm hơn để hệ thống tuyển sinh công bằng hơn. “Nhiều ngườilợi dụng lỗ hổng này để con họ có quốc tịch nước ngoài, dễ vào đại học, ngay cảkhi con họ học trường trong nước và không học tốt như bạn cùng lớp”, ông Wu lýgiải.

VụGeorge Floyd: Nhiều địa phương ở Mỹ cải tổ lực lượng cảnh sát

Sau vụ của George Floyd đã khiến nhiều địa phương của Mỹ tiến hành cải tổ lực lượng cảnh sát.

Việc cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức trong thực thipháp luật sau cái chết của công dân gốc Phi George Floyd đã khiến nhiều địaphương của Mỹ tiến hành cải tổ lực lượng cảnh sát. Thậm chí, một số bang của Mỹđang tính đến một viễn cảnh: nói không với cảnh sát (No Police) trong việc đảmbảo trị an.

Trong một diễn biến chưa từng có, Hội đồng thành phốMinneapolis, bang Minnesota tuyên bố sẽ giải thể lực lượng cảnh sát địa phương.Nghị quyết Hội đồng Minneapolis nêu rõ các lãnh đạo thành phố nhất trí cho phépbắt đầu quá trình một năm để cộng đồng tham gia, nghiên cứu và có những thay đổicấu trúc nhằm tạo ra một mô hình chuyển đổi mới mang lại an toàn trong thành phố.

Hội đồng thành phố Minneapolis sẽ tập hợp các bênchuyên giải quyết những vấn đề về ngăn ngừa bạo lực, quyền công dân, công bằngchủng tộc, quan hệ cộng đồng và dịch vụ khẩn cấp 911... để bàn kế hoạch triểnkhai nghị quyết.

Trước đó, hội đồng thành phố Minneapolis đã cam kếtsẽ giải tán lực lượng cảnh sát và tạo một mô hình hoạt động vì cộng đồng. Việcbỏ phiếu ngày hôm qua (12/6) chỉ là bước tiếp theo trong quá trình chính thứchóa quyết định này.

Trong khi đó, bang New York của Mỹ hôm qua đã banhành luật mới về cải cách lực lượng cảnh sát. Trong số các điều luật được Thốngđốc bang New York Andrew Cuomo ký ban hành có quy định cấm các nhân viên thựcthi pháp luật sử dụng biện pháp chẹt cổ nghi phạm khi bắt giữ.

Ngoài ra, các điều luật khác quy định việc trang bịcho tất cả cảnh sát địa phương camera gắn trên người và đảm bảo cảnh sát chú ýđến tình trạng sức khỏe của người bị bắt giữ. Nhiều nội dung trong luật đã đượcđề xuất từ những năm trước đây, nhưng được thúc đẩy mạnh hơn sau các cuộc biểutình phản đối phân biệt chủng tộc trên khắp nước Mỹ sau vụ George Floyd.

Thống đốc Cuomo cũng tuyên bố, ông sẽ ký một sắc lệnhhành pháp bắt buộc các đơn vị cảnh sát phải cải tổ và hiện đại hóa. Thống đốcCuomo nêu rõ, đơn vị cảnh sát nào không đưa ra được kế hoạch muộn nhất là vàotháng 4/2021 sẽ bị cắt nguồn tài trợ của bang.

Liên quan đến cải tổ ngành cảnh sát, Tổng thống MỹDonald Trump ngày 11/6 tuyên bố ông đang cho hoàn thiện một sắc lệnh nhằm khuyếnkhích các cơ quan chấp pháp của nước này thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn hiệnhành. Ông Donald Trump cho rằng, cảnh sát "nhìn chung cần phải chấm dứt"việc ghì, siết cổ nhằm trấn áp nghi phạm trong một số trường hợp. Tuy nhiên, Tổngthống Donald Trump cho biết sẽ không giải tán lực lượng cảnh sát nước này.

“Cảnh sát đã đảm bảo cho chúng ta có cuộc sống bìnhyên. Chúng ta muốn không có thành viên cảnh sát nào cư xử tồi tệ. Tuy nhiên,đôi khi sẽ xảy ra một số điều khủng khiếp như chúng ta đã chứng kiến gần đây.Dù vậy, 99% trong số cảnh sát là những người tuyệt vời và họ đã làm những côngviệc lập nên kỷ lục".

Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang chìm trong làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và hành vi sử dụng vũ lực quá mức trong thực thi pháp luật sau cái chết của công dân gốc Phi George Floyd hôm 25/5. Các video phát tán trên mạng cho thấy, trong những ngày qua cảnh sát ở nhiều địa phương tại Mỹ đã sử dụng vũ lực quá mức đối với người biểu tình, kể cả những người tuần hành hòa bình.

LÂM HOÀNG (t/h)

/anh-dan-do-doi-tuong-chu-chot-xet-xu-vu-39-thi-the-trong-xe-tai-my-new-york-chinh-thuc-huy-bo-dieu-luat-giu-bi-mat-ho-so-canh-sat.html