/ Tin thế giới
/ Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thất nghiệp quy mô lớn, kinh tế châu Á giữa 'đại chiến' thương mại Mỹ - Trung

Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thất nghiệp quy mô lớn, kinh tế châu Á giữa 'đại chiến' thương mại Mỹ - Trung

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Trung Quốc chưa từng đối mặt với thất nghiệp quy mô lớn như thế này kể từ năm 1990, Covid-19 đã đe dọa trực tiếp các mục tiêu tăng trưởng và ổn định chính trị - xã hội trong nước này. Không chỉ vậy, giới chuyên gia quốc tế còn nhận định, cơ hội lẫn rủi ro cho kinh tế châu Á trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa bao giờ lại dâng cao đến thế.

TrungQuốc đối mặt với nguy cơ thất nghiệp quy mô lớn

Trung Quốc chưa từng đối mặt với thất nghiệp quy mô lớn như thế này kể từ năm 1990.

Vành đai công nghiệp châu thổ sông Châu Giang là mộttrong những động cơ tăng trưởng quan trọng nhất của Trung Quốc kể từ khi nướcnày mở cửa nền kinh tế cách đây bốn thập kỷ. Nhưng mọi thứ thay đổi chóng mặtchỉ sau một trận dịch.

Ở Quảng Đông, tỉnh ven biển có nền kinh tế thuộchàng đầu châu Á, tình hình việc làm trong một số lĩnh vực sử dụng nhiều lao độngđang hết sức bi đát.

Chẳng hạn ở Đông Hoản, siêu đô thị thuộc Quảng Đông với dân số tương đương thành phố New York, Mỹ, nhiều doanh nghiệp nhỏ đang vật lộn để tồn tại. Hàng ngàn lao động di cư đã khăn gói về lại quê nghèo vì không còn việc làm.

Bức tranh này có thể trở thành vấn đề lớn đối với Chủtịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Áp lực tạo công ăn việc làm cho 1,4 tỉ dân là thướcđo đối với khả năng lãnh đạo.

Trong bài diễn văn ngày 31/12/2019, ông Tập nói năm2020 sẽ đánh dấu "cột mốc" Trung Quốc "hoàn thành việc xây dựngmột xã hội tương đối thịnh vượng", tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người(2020 so với 2010), gấp đôi GDP và xóa hẳn nghèo đói.

Ông Tập mô tả các mục tiêu đó là "lời hứa trangtrọng của Đảng chúng ta dành cho người dân và lịch sử".

Nhưng thực tế kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong một thời gian dài, thêm cuộc chiến thương mại căng thẳng với Mỹ nổ ra năm 2018, đại dịch Covid-19 đầu năm nay càng đẩy các mục tiêu tăng trưởng nói trên ra xa khỏi tầm tay.

Thực tế đó sẽ rõ ràng hơn trong tuần này khi kỳ họpthường niên của Quốc hội Trung Quốc khai mạc (dự kiến 22/5). Giới quan sát dựđoán lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Chính phủ Trung Quốc sẽ "né"đưa ra một con số tăng trưởng vì mọi lĩnh vực đều quá bết bát.

Theo giáo sư Gu Su thuộc Đại học Nam Kinh, ông Tập đang lâm vào thế khó, tránh không nhắc đến lời hứa chẳng khác nào thừa nhận sự thất bại, còn tuyên bố chiến thắng chỉ càng chọc giận tầng lớp trung lưu vốn đã thất vọng vì cách chính quyền phản ứng trước dịch bệnh thời gian đầu.

Thật ra giới lãnh đạo Trung Quốc đã ý thức về điềuđó. Trong cuộc họp trực tuyến toàn quốc ngày 9/5, Bộ trưởng Công an Triệu KhắcChí kêu gọi chính phủ nên ưu tiên các rủi ro đối với "an ninh chính trị củaTrung Quốc", đặc biệt lưu ý "các yếu tố gây bất ổn" do dịch bệnhvà kinh tế khủng hoảng gây ra.

Theo đánh giá của Ngân hàng BNQ Paribas (châu Âu), nếutính cả lao động di cư, số người thất nghiệp ở Trung Quốc có thể đã vượt quá 50triệu, đẩy tỉ lệ thất nghiệp thực sự chạm 12% trong tháng 3/2020. Số lao động bịsa thải hoặc cho nghỉ không lương trong quý 1 có thể lên đến 130 triệu.

Trung Quốc chưa từng đối mặt với thất nghiệp cỡ quymô này kể từ năm 1990, thời điểm xảy ra làn sóng sa thải hàng loạt của các côngty nhà nước. Lúc đó Trung Quốc phục hồi nhanh nhờ đón đầu toàn cầu hoá, chophép họ đu theo nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ.

Tình hình bây giờ khác nhiều. Giữa lúc tăng trưởngđã chậm, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại phát động thương chiến với Bắc Kinh đểgiảm thâm hụt thương mại cho Mỹ, trong khi khoảng 200 triệu việc làm ở Trung Quốcnằm trong khối doanh nghiệp có làm ăn với nước ngoài.

Nhiều thách thức đến cùng lúc là lý do ông Tập CậnBình trong nhiều tháng liền cảnh báo virus corona sẽ gây thêm nguy cơ đối với"ổn định xã hội" của Trung Quốc.

Ở Đông Hoản, số lao động di cư mất việc làm chỉ saumột đêm đang cảm nhận gánh nặng của mưu sinh. Một người đàn ông họ Tạ bị mộtcông ty nội thất sa thải cùng với 300 người khác, tương đương 75% nhân viêncông ty.

Kinhtế châu Á giữa “đại chiến” thương mại Mỹ - Trung

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạo ra cơ hội lẫn tiềm ẩn rủi ro cho kinh tế châu Á.

Sau một loạt bất đồng ở nhiều vấn đề, nhất là xungquanh nguồn gốc phát tán SARS-CoV-2 dẫn đến dịch bệnh Covid-19 lan rộng, quan hệMỹ - Trung gần đây liên tục căng thẳng, bao trùm cả vấn đề thương mại.

Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ ngày 15.5 yêu cầu các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ để sản xuất chip phải xin phép chính phủ Mỹ trước khi cung cấp chip cho Huawei hoặc các công ty con của Huawei. Ngoài ra, Huawei muốn sở hữu chip hoặc sử dụng thiết kế bán dẫn có liên quan đến công nghệ Mỹ cũng phải xin phép Bộ Thương mại Mỹ.

Ở phía ngược lại, cùng ngày 15/5, tờ Hoàn Cầu Thời báo đưa tin Bắc Kinh có nhiều biện pháp để đáp trả như đưa một số công ty Mỹ vào danh sách “các thực thể không đáng tin cậy” để trừng phạt; điều tra và áp đặt quy định hạn chế với các công ty Mỹ như Apple, Cisco, Qualcomm; ngừng mua máy bay của Hãng Boeing...

Theo ông Robert Carnell, Trưởng bộ phận nghiên cứukhu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn tài chính ING, phân tích: “Cuộcchiến thương mại Mỹ - Trung thực tế không mang lại lợi ích trực tiếp cho cả haibên, đặc biệt đối với Trung Quốc vốn đang tập trung vào chính sách mới là đầutư mạnh hơn nữa cho công nghệ để phát triển. Việc Nhà Trắng đưa ra những hạn chếcấp phép mới cho hoạt động kinh doanh của Huawei liên quan giao dịch với Mỹ,cũng như tiến hành biện pháp hạn chế Huawei mua linh kiện từ các tập đoàn bênngoài Mỹ, khiến “người khủng lồ” công nghệ Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trongviệc tiếp cận các nguồn cung cấp từ bên thứ ba”.

TS Dong Tao, Phó chủ tịch phụ trách thị trường Đại Trung Quốc - Credit Suisse Private Banking Asia Pacific, cho rằng, những động thái mới đây gây căng thẳng hơn nữa quan hệ Mỹ - Trung. Không chỉ với Huawei, mà sự an toàn của chuỗi cung ứng phía Trung Quốc cũng bị đe dọa.

TS Dong Tao nhận định, Bắc Kinh sẽ phản ứng đáp trả, nhưng quan trọng hơn là diễn biến trên dẫn đến việc Trung Quốc đẩy nhanh quá trình giảm sự phụ thuộc vào công nghệ.

Trong khi đó, theo ông Carnell, Bắc Kinh có thể trảđũa bằng cách mở rộng danh sách “các thực thể không đáng tin cậy” để trả đũadoanh nghiệp Mỹ. Nhưng biện pháp này có thể là con dao hai lưỡi, bởi sau khi bịtổn thương do thương chiến với Mỹ rồi trải qua đại dịch Covid-19, Trung Quốcđang mất nhiều ưu thế trong vai trò công xưởng của thế giới.

Chính vì thế, nếu tình hình tiếp tục căng thẳng thìcuối cùng có thể khiến cho các tập đoàn Mỹ cũng như các nước tìm đến những quốcgia lân cận Trung Quốc như Việt Nam.

LÂM HOÀNG(t/h)

/tong-thong-donal-trump-lai-to-who-la-con-roi-cua-trung-quoc-rocket-ban-vao-khu-vuc-gan-dai-su-quan-my-tai-baghdad-iraq.html