/ Trao đổi - Ý kiến
/ Từ thông tin nướng thịt thú trong rừng đến quy định xử lý hành vi săn bắt, giết mổ động vật quý hiếm

Từ thông tin nướng thịt thú trong rừng đến quy định xử lý hành vi săn bắt, giết mổ động vật quý hiếm

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Các hành vi săn bắt, giết mổ, tàng trữ, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, quý hiếm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Gần đây, mạng xã hội Facebook đưa hình ảnh một con thú màu vàng, có hai sừng và bộ phận sinh dục đực đang bị nướng ở giữa rừng.

Thông tin nhanh chóng được lan truyền, nhiều người nghi ngờ đó là cá thể thuộc loài mang, sao la,... là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Kèm theo đó là những bình luận cho rằng hành động săn bắn, ăn thịt loài động vật này có thể bị phạt tiền và tù.

Vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc xử lý đối với hành vi săn bắt, giết mổ động vật quý hiếm.

Hình ảnh nướng thú ở giữa rừng được đăng lên Facebook.

Theo Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, hiện nay có nhiều loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc có thể gần tuyệt chủng cần được bảo vệ. Sự biến mất của một số loài động vật quý hiếm không chỉ do môi trường sống bị phá hủy mà còn do con người trực tiếp gây ra. Hoạt động săn bẫy, giết mổ động vật làm cho số lượng động vật quý hiếm, hoang dã bị giảm nhanh chóng. Do đó, việc bảo vệ động vật quý hiếm là vấn đề cấp bách hiện nay trên toàn thế giới. Bảo vệ động vật quý, hiếm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, môi trường sống trong lành, mang giá trị kinh tế, phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện phát triển ngành y học.

Tại Việt Nam thì Nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ động vật quý, hiếm và đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về vấn đề này. Cụ thể là Luật Bảo vệ và phát triển rừng (nay là Luật Lâm nghiệp), Luật Đa dạng sinh học, Bộ luật Hình sự và nhiều văn bản hướng dẫn có liên quan… Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực tham gia công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp – CITES.

Theo Luật sư Cường, hiện nay với các hành vi săn bắt, giết mổ, tàng trữ, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, quý hiếm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt vi phạm hành chính, Nghịđịnh 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực lâm nghiệp có quy định cụ thể mức phạt đối với các hành vivi phạm quy định về săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bántrái phép động vật quý, hiếm.

Theo đó hành vi săn bắt, giết,nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật đối với động vật rừng thuộcDanh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB, IB được quyđịnh tại Điều 21. Mức phạt cao nhất về hành vi vi phạm này là phạt tiền lên đến400.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộcDanh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớpthú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vậtlớp khác.

Đối với hành vi vận chuyển động vậtrừng trái phép thì mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng. Hành vi bịphạt cao nhất là vận chuyển trái phép động vật rừng, hoặc bộ phận không thểtách rời sự sống của động rừng thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếmNhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bòsát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác; vận chuyển trái phép sản phẩm củađộng vật rừng thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giátừ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng (Điều 22).

Hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biếnlâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúngvới nội dung hồ sơ đó đối với Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của độngvật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm NhómIB, Nhóm IIB thì tùy trị giá động vật mà có thể bị phạt lên đến 360.000.000 đồng,đây là mức phạt cao nhất cho hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến động vật hoangdã thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cáthể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thểđộng vật lớp khác (Điều 23).

Mức phạt tiền này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng Xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II. Hành vi vi phạm đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB, IIB hoặc động vật hoang dã thuộc Phụ lục I, II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp nhưng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thì áp dụng xử lý như động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Mức phạt cao nhất đối với tội phạm này có thể lên đến 15 năm tù

Về truy cứu trách nhiệm hình sự, Điều 244 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm". Theo đó, người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

- Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;

- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;

- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;

- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mức phạt cao nhất đối với tội phạmnày có thể lên đến 15 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tộicũng có thể bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động, cấm kinh doanh, cấm hoạt độngtrong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn.

Điều 244 BLHS được hướng dẫn cụ thểtại Nghị quyết số: 05/2018/NQ-HĐTP ngày 5/11/2018 của Hội đồng thẩm phán tòa ánnhân dân tối cao. Theo đó Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 củaBộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đượcưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếmNhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tếcác loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Động vật lớp khác quy định tạiĐiều 244 của Bộ luật Hình sự là động vật nguy cấp, quý, hiếm ngoài lớp thú, lớpchim, lớp bò sát nhưng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảovệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theoquy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài độngvật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Ngoài ra, theo quy định pháp luậtthì hành vi vi phạm pháp luật do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giảiquyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủybỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết địnhđình chỉ vụ án chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63Luật xử lý vi phạm hành chính, thì căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả hành vi viphạm để áp dụng xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định35/2019/NĐ-CP. Trường hợp tang vật vi phạm là động vật thuộc Danh mục loài nguycấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng xử phạt như động vật rừng thuộcDanh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB. Đối với hànhvi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng khung xửphạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.

Bày tỏ quan điểm, Luật sư Cường cho rằng mặc dù có những thay đổi tích cực về pháp lý, ý thức của địa phương, người dân nhưng Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã, quý, hiếm.

"Theo tôi để hạn chế tình trạng săn bắt, giết mổ động vật quý, hiếm thì cần phải có những giải pháp cấp bách chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép những loài động vật này. Các cơ quan chức năng cần tích cực điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật quý, hiếm trái phép; trừng trị thích đáng đối tượng vi phạm vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã nhằm răn đe hiệu quả những đối tượng khác; nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát, quản lý và chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ động vật quý, hiếm trái phép trên địa bàn. Đồng thời chúng ta cũng phải tăng cường đấu tranh với tội phạm trên Internet về buôn bán động vật hoang dã, quý, hiếm; cần theo dõi, rà soát, đóng cửa những trang thông tin điện tử, trang cá nhân mạng xã hội chứa các thông tin rao bán, quảng cáo, hoặc mua bán động vật hoang dã, quý, hiếm", Luật sư Cường nói.

LÊ HOÀNG - THANH LOAN

/vksnd-toi-cao-cong-bo-duong-day-nong-tiep-nhan-tin-bao-ve-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-va-hang-gia.html