/ Tin nổi bật
/ Vấn đề trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc điều hành xuất khẩu gạo

Vấn đề trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc điều hành xuất khẩu gạo

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Được mời giải trình trước Quốc hội sáng ngày 15/6, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh xin hơn 10 phút để giải trình đủ những vấn đề đặt ra, trong đó có chuyện xuất khẩu gạo từng làm "nóng" dư luận.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh xin hơn 10 phút để giải trình đủ những vấn đề đặt ra, trong đó có chuyện xuất khẩu gạo từng làm "nóng" dư luận.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, từ đầu năm đến giữa tháng 3, gạo đã bị hút rất mạnh khỏi Việt Nam. Giá gạo trong nước và thế giới liên tục tăng, với 1,3 triệu tấn gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhu cầu dự trữ chiến lược ở nhiều quốc gia khiến giao dịch mặt hàng này sôi động.

Thừa nhận, có gián đoạn trong xuất khẩu gạo những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4, nhưng ông cho rằng, xét về tổng thể xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm bảo đảm được cân đối giữa xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, an ninh lương thực quốc gia và giá thóc, gạo tăng 25% so với 2019.

"Chúng ta đã đạt được mục tiêu giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất", ông Tuấn Anh khẳng định.

Ngày 23/3, Chính phủ cho dừng xuất khẩu gạo, theo đề xuất của Bộ Công thương nhằm đảm bảo an ninh lương thực khi Covid-19 diễn biến phức tạp. Lập tức, 0h ngày 24/3, hải quan dừng thông quan tất cả lô hàng khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.

Trước tình hình đó, Thủ tướng đã triệu tập cuộc họp xem xét, cân nhắc các phương án được cơ quan tham mưu trình, kết luận tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.

Một ngày sau đó, Bộ Công thương lại kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại. Ngày 10/4, Thủ tướng ký quyết định xuất khẩu gạo theo hạn ngạch 400.000 tấn tháng 4. Sau đó, đánh giá lại dữ liệu Bộ Công thương đề nghị xuất khẩu gạo không hạn ngạch trở lại từ tháng 5 và được Thủ tướng đồng ý.

Đến tháng 4 và tháng 5, dịch bệnh trong nước được khống chế, tâm lý người dân đã ổn định trở lại và không còn hiện tượng mua gom, tích trữ nhu yếu phẩm như thời điểm cuối tháng 3.

"Theo đó, các cơ quan liên quan đánh giá lại về tình hình sản xuất, nhận định nguồn cung đã ổn định, được mùa, nên dự tính lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 (thời điểm vụ hè thu thu hoạch rộ) là khoảng 1,3 triệu tấn", ông Tuấn Anh cung cấp thông tin.

Sau khi cân nhắc các điều kiện và nghe báo cáo của Bộ Công thương và ý kiến của các bên liên quan, Thường trực Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về việc từ ngày 01/5 cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường.

"Như vậy có thể khẳng định ta đã đạt được mục tiêu giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất. Dự báo năm 2020 Việt Nam sẽ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Chưa hài lòng với giải trình của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đại biểu tỉnh Cần Thơ nói "phần báo cáo của Bộ trưởng chỉ cho thấy phần tích cực".

Còn thực tế, theo ông Xuân, quyết định dừng xuất khẩu gạo cuối tháng 3 quá nhanh, rồi khi cho xuất khẩu lại càng nhanh hơn, mở tờ khai xuất khẩu lúc 0h... thể hiện sự nóng vội. Đồng thời, tham mưu của bộ, ngành Chính phủ có nhiều bất cập, thậm chí cho thấy sự nắm bắt không đầy đủ thông tin tình hình xuất khẩu gạo cả nước, nhất là ở vựa lúa lớn nhất nước - đồng bằng sông Cửu Long.

"Quyết định này gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với đối tác, không xuất hàng đi được, tốn thêm chi phí; trong khi bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu giá cao", ông Xuân nói.

Phó trưởng đoàn Đại biểu chuyên trách tỉnh Cần Thơ đề nghị Chính phủ đánh giá trách nhiệm của cơ quan tham mưu, phương pháp điều hành dừng, rồi mở lại xuất khẩu gạo để không lặp lại tình trạng này. "Việc điều hành phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích người dân, doanh nghiệp và đừng để sự nóng vội, thiếu tính toán gây thiệt hại không đáng có", ông nhấn mạnh.

Liên quan tới các dự án điện, Bộ trưởng Trần TuấnAnh cho rằng cần có sự điều chỉnh thời gian tới để đảm bảo yêu cầu cân đối cung- cầu điện, nhất là giai đoạn 2021 - 2024 thiếu điện là hiện hữu. Bộ CôngThương rà soát, đánh giá các giải pháp đảm bảo cung cầu điện cho từng giai đoạn,trong đó năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) là nguồn năng lượng có thểbù đắp thiếu hụt điện năng.

Hiện tổng công suất điện mặt trời đã được quy hoạchkhoảng 10.300 MW, trong đó vận hành trên 90 dự án với công suất 5.000 MW. Về điệngió, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch thêm 7.000 MW, nâng tổngquy mô công suất năng lượng này lên 11.630 MW. Tuy nhiên, số lượng và công suấtcác dự án điện mặt trời, điện gió được các địa phương đề nghị bổ sung quy hoạchtrong thời gian qua rất lớn, hơn 25.000 MW điện mặt trời, 45.000 MW điện gió,nên Bộ sẽ nghiên cứu, xem xét trong Quy hoạch điện VIII, dự kiến trình Chính phủvào cuối 2020.

Điều hành xuất khẩu gạo thiếu nhất quán
Vấn đề điều hành xuất khẩu gạo được nhiều đại biểu "truy" trách nhiệm Bộ Công thương trong cả hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hòa) cho rằng đang có sự lúng túng, thiếu nhất quán trong đề xuất ngừng xuất khẩu gạo.
"Tôi cho rằng các bộ có chức năng giúp Chính phủ, giúp Thủ tướng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế như nông nghiệp, công thương phải chịu trách nhiệm về việc này", bà Thu nói.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) và Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cùng nêu vấn đề là bối cảnh dịch bệnh khiến giá gạo thế giới tăng, là cơ hội vàng cho xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, việc điều hành thiếu tính đồng bộ, nhất quán, lúng túng, đơn cử như việc Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động vào lúc 0h cho doanh nghiệp mở tờ khai, gây làn sóng phản đối mạnh mẽ, Thủ tướng phải tiến hành thanh tra để có biện pháp xử nghiêm.
"Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo thống nhất, tháo gỡ các điểm nghẽn trong thực hiện, nếu cần thiết thì thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, đánh giá, cân đối nhu cầu dự trữ gạo, tranh thủ cơ hội cạnh tranh xuất khẩu khi nhu cầu và giá xuất khẩu gạo tăng cao nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực và lượng dự trữ quốc gia", Đại biểu nêu.

LÂM HOÀNG(t/h)

/bi-thu-thanh-uy-tp-hcm-kien-nghi-viet-nam-cong-bo-het-dich-covid-19.html