/ Thư viện pháp luật
/ Vi phạm về liên kết đào tạo với nước ngoài có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Vi phạm về liên kết đào tạo với nước ngoài có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Ngày 26/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, quy định phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài khi không đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo Điều 7, Nghị định 88/2022/NĐ-CP, việc vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo; đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài được quy định như sau. Cụ thể:

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

- Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi làm mất, hư hỏng, rách nát giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài;

- Không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hành vi gian lận hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng

Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau: Bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới; chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp; thành lập phân hiệu có tổ chức hoạt động đào tạo; chuyển tại sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo…

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp:

- Bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới.

- Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp.

- Thành lập phân hiệu có tổ chức hoạt động đào tạo; chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.

- Bổ sung địa điểm đào tạo ngoài địa điểm đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Đổi tên doanh nghiệp.

Ngoài ra, về vi phạm quy định về ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp tại Điều 21, Nghị định số 88/2022/NĐ-CP cũng quy định, đối với hành vi khai man, sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ để được ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian được cử đi đào tạo ở nước ngoài hoặc không được cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật mà không bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

HOÀNG VŨ

Lợi dụng đi học để ở lại nước ngoài trái pháp luật bị xử lý thế nào?

Lê Minh Hoàng