/ Luật sư - Bạn đọc
/ Vụ Nhà báo Nguyễn Hải Phong: Luật sư chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong chứng cứ buộc tội và những vi phạm tố tụng nghiêm trọng (Bài 2)

Vụ Nhà báo Nguyễn Hải Phong: Luật sư chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong chứng cứ buộc tội và những vi phạm tố tụng nghiêm trọng (Bài 2)

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu - người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hải Phong giữ nguyên quan điểm bào chữa như tại phiên tòa sơ thẩm và cung cấp thêm một số tài liệu chứng cứ có liên quan đến việc nhận tiền và trả tiền giữa ông Nguyễn Trọng Thọ (con bị cáo Nguyễn Hải Phong) và bị hại Dương Đức Hiển.

Theo đó, Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn chưa đủ căn cứ vững chắc để quy kết bị cáo phạm tội. Mặt khác, quá trình điều tra có những vi phạm tố tụng làm ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án.

Bị cáo Nguyễn Hải Phong tại phiên tòa phúc thẩm sáng ngày 16/3/2020.

Chứngcứ buộc tội theo kiểu một chiều?

Trongsuốt quá trình điều tra vụ án, bị cáo luôn kêu oan và khẳng định rằng giữa mìnhvới ông Hiển là quan hệ vay nợ dân sự theo hợp đồng vay có bảo đảm. Cụ thể, bịcáo có vay của ông Hiển số tiền 200 triệu đồng với lãi suất 2000 đồng/1 triệu đồng/1ngàyvào buổi trưa ngày 11/8/2017; thời hạn vay kể từ 11/8/2017 đến 30/3/2018. Việcvay nợ bị cáo được thực hiện bằng cầm cố thẻ Hội viên Hội nhà báo mang tên NguyễnHải Phong và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Đài Phát thanh – Truyền hìnhhuyện Tuần giáo.

Ngoàira, việc vay nợ còn được thể hiện bằng 1 giấy vay tiền do bị cáo viết tay đểông Hiển giữ làm tin. Vì nghĩ mình là người vay chỉ cần viết giấy vay và cầm cốcác giấy tờ khác nên bị cáo thấy không cần lưugiữ giấy tờ vay nợ.

Đếnngày 27/11/2017, tại trụ sở Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Tuần Giáo bị cáođã trả cho ông Hiển 30 triệu đồng tiền lãi. Đến lúc này, việc làm lại giấy chốtnợ thay cho giấy cũ lẽ ra phải được thể hiện số nợ gốc 200 triệu đồng và có thểgộp số lãi còn lại (được tính là 48 triệu đồng) là đầy đủ và trung thực. Bị cáoPhong cho rằng không ngờ ông Hiển lại mang đến một giấy biên nhận do ông ta tựsoạn trước với nội dung vẫn giữ nguyên thời hạn vay và trả nợ như trước còn sốtiền 248 triệu đồng từ số nợ gốc 200 triệu và lãi 48 triệu được chuyển hóathành việc nhận tiền để xin việc cho anh Nguyễn Mạnh Cường?

Vềthời gian ký giấy vay tiền như ông Hiển và bà Thẹo (mẹ vợ ông Hiển) khai và bảnán sơ thẩm cũng đã thể hiện bắt đầu “hơn 17 giờ” ngày 11/8/2017, Luật sư Châuđánh giá đây là mốc thời gian không đúng sự thật.

“Từ lúc hơn 17h nếu bị cáo Phong đến nhà ông Hiển bắt đầu câu chuyện cho đến khi bị cáo ra về thời gian không thể dưới 60 phút từ khi trao đổi chuyện xin việc (nếu có); đến khi thống nhất nội dung giấy biên nhận (nếu có) cho đến thời gian ông Hiển soạn thảo in ấn giấy biên nhận; rồi thời gian bị cáo đọc biên bản, điền vào chỗ trống và ký biên bản, rồi đến việc giao tiền… không thể dưới 60 phút”, Luật sư Châu lập luận.

Cũng vào khoảng thời thời gian đó, bị cáo với tư cách là người phụ trách Đài đang bận chuẩn bị cho chương trình truyền hình vào buổi tối hôm đó. Không những thế, bị cáo còn có nhiệm vụ chuyển tư liệu lên đài truyền hình tỉnh để chuẩn bị phát vào thứ 7. Theo Luật sư Châu nhận định: “Với khối lượng công việc nhiều như thế thì không thể nói bị cáo có mặt tại nhà ông Hiển vào lúc 17h ngày 11/8/2017 để thực hiện một chuỗi công việc từ bàn bạc, soạn thảo văn bản, đọc và điền vào chỗ trống rồi mới ký văn bản… là điều phi lý”.

“Bằngchứng là các email nghiệp vụ được thực hiện vào thời gian này mà bị cáo gửi nộibộ chỉ đạo thực hiện cũng như chuyển lên đài truyền hình tỉnh. Mà chúng tôi mớithu thập được chứng minh trong thời gian này bị cáo đang làm việc ở cơ quan,không thể có mặt ở nhà ông Hiển như lời khai của ông ta”.

Theo Luật sư Châu, số tiền 248 triệu bắt nguồn từ quan hệ vay tiền lãi có bảo đảm số tiền 200 triệu đồng gốc và 48 triệu tiền lãi như bị cáo khai. Từ đó, vị Luật sư này đề nghị HĐXX áp dụng Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội xem xét đến 2 thứ mà bị cáo cầm cố cho ông Hiển đó là Thẻ hội viên Hội Nhà báo mang tên Nguyễn Hải Phong và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Tuần Giáo để xác định đây là quan hệ vay nợ có bảo đảm.

“Giảsử nếu việc nhận tiền chạy việc như ông Hiển tố cáo là đúng sự thật thì chỉ điềngiấy biên nhận có đủ chữ ký của ông Hiển, anh Phong với người làm chứng là bàThẹo đã là đủ. Đâu cần thế chấp cầm cố gì nữa. Đành rằng việc mang sổ đỏ củađài đi thế chấp là sai, tuy nhiên chi tiết này cũng đủ để chứng minh quan hệ giữabị cáo với bị hại là quan hệ vay nợ”, Luật sư Châu nói.

Giấybiên nhận đề ngày 11/8/2017 do ông Hiển soạn sẵn với nội dung phản ánh việc bịcáo nhận tiền chạy việc là sự thật hay là thủ đoạn quen thuộc của ông Hiển đốivới con nợ bằng cách cố tình viết sai sự thật, thể hiện một quan hệ không có thựcnhằm che đậy sự thật là hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi của mình nhằmtrục lợi ?

Ngày23/5/2019, anh Nguyễn Trọng Thọ đến trả nợ thay bố khoản tiền 248 triệu, khi đóanh mới có 148 triệu còn nợ lại 100 triệu, thay vì chỉ cần viết 1 giấy khất thờihạn trả nốt 100 triệu còn lại thì ông Hiển lại dùng thủ đoạn giống như thủ đoạny hệt thủ đoạn tạo dựng Giấy biên nhận ngày 11/8/2017 đối với bị cáo Phong.

Luậtsư Châu cho biết, quá trình làm việc đã thu thập thêm 1 chứng cứ mới thể hiệnông Hiển thừa nhận thủ đoạn lập khống Giấy biên nhận tiền ngày 11/8/2017 củaông ta có sự tư vấn của một người khác?.

Viphạm nghiêm trọng về tố tụng?

Luậtsư Châu cũng đã chỉ ra những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng dẫn đến việc làmsai lệch sự thật.

Đólà việc không đưa anh Nguyễn Trọng Thọ - con trai bị cáo vào tham gia tố tụng vớitư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là viphạm Khoản 11 Điều 55, Điều 65 Bộ luật Đây là một vi phạm hết sức nghiêmtrọng, làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án cùng với kết quả giải quyết vụ án.Trong hồ sơ vụ án có thể hiện việc anh Thọ chính là người đã trả cho ông Hiển sốtiền 248 triệu đồng. Như vậy, anh Thọ đã can thiệp trực tiếp vào vụ án, cần phảiđưa anh Thọ vào tham gia tố tụng để giải quyết hậu quả pháp lý số tiền mà anhđã đưa cho ông Hiển; cán bộ Công an không được phân công giải quyết vụ án nhưngvẫn tiến hành các hoạt động điều tra; cần điều tra xác minh trong thời gian 17hngày 11/8/2017 bị cáo có đến nhà bị hại hay không?; khoảng thời gian đó bị cáocó làm việc tại cơ quan hay không?; sự việc đó là giao dịch dân sự hay có dấuhiệu của tội lừa đảo; cần phải triệu tập, điều tra xác minh thêm những người biết,có liên quan đến vụ án như Nguyễn Mạnh Cường (cháu của bị hại), các công chứcvà người lao động của Đài Truyền thanh, Truyền hình huyện Tuần Giáo, ông NguyễnVăn Hiển (chồng bà Ước)…

Ngoàira, toàn bộ hồ sơ vụ án cho đến bản án sơ thẩm chỉ thấy cơ quan tiến hành tố tụngcấp sơ thẩm dựa vào nguồn chứng cứ do phía bị hại cung cấp để làm căn cứ buộc tộibị cáo. Tuyệt nhiên không có một chứng cứ nào khác,mặc dù bị cáo đã nhiều lần yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng đưa một số ngườilàm chứng khách quan như phát thanh viên, kỹ thuật viên, người môi giới vay nợđể chứng minh giữa bị cáo và ông Hiển chỉ là quan hệ vay nợ chứ không phải bịcáo nhận tiền chạy việc.

TheoLuật sư Châu, hồ sơ vụ án thể hiện suốt quá trình điều tra cho đến khi xét xử,  Nguyễn Mạnh Cường nhân vật chính thể hiệntrong “Giấy biên nhận” không hề có hồ sơ lý lịch cá nhân và không hề xuất hiện.

“Thậm chí chữ ký của Cường cũng bị nghi ngờ là mạo dựng, thể hiện tạiBút lục số 93, 94 Biên bản lấy lời khai của một người có tên là Nguyễn Mạnh Cường,nhưng bằng mắt thường cũng thấy chữ ký của người này hoàn toàn khác biệt với chữký của Nguyễn Mạnh Cường tại “Đơn xin xét xử vắngmặt” thể hiện tại Bút lục số 270, do một người viết tay xưng là Nguyễn Mạnh Cườngvà một người khác ký tên, không có gì đảm bảo đây là con người thực hay do mộtcá nhân nào đó viết ra mạo danh Nguyễn Mạnh Cường cho hợp pháp?”, Luật sư Châunói.

Tạiphiên tòa sơ thẩm, mặc dù người bào chữa cho bị cáo đã có đơn đề nghị triệu tậpCường ra tòa để làm rõ những mâu thuẫn có trong hồ sơ nhưng Cường vẫn vắng mặtvà phiên tòa vẫn tiến hành xét xử.

Tạiphiên tòa phúc thẩm, nhân vật này tiếp tục vắng mặt mà không có lý do.

Kết quả là từ những mâu thuẫn và các dấu hiệu vi phạm tố tụng nêu trên, tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm đã chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo Nguyễn Hải Phong, hủy toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm 94/2019/HS-ST ngày 31/10/2019 của TAND huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, giao hồ sơ vụ án cho Viện KSND huyện Tuần Giáo để điều tra lại theo quy định của pháp luật.

Đề nghị điều tra công tâm vụ án Nhà báo Nguyễn Hải Phong.
Ngay sau khi Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thực hiện chức năng bảo vệ, bênh vực quyền lợi hợp pháp, chính đáng của những người làm công tác báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các cơ quan: Ban Nội chính; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên và huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) vào cuộc, điều tra công tâm, khách quan vụ án, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng bản chất sự việc.

Luật sư Việt Nam Online sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

LSO

/vu-nha-bao-nguyen-hai-phong-chua-du-yeu-to-cau-thanh-toi-pham.html