/ Dọc đường tố tụng
/ Xử phạt đối tượng tung tin việc bắt cóc trẻ em như thế nào?

Xử phạt đối tượng tung tin việc bắt cóc trẻ em như thế nào?

01/01/0001 00:00 |

LSVNO - Thông tin bắt cóc 3 trẻ em tại Quốc Oai, Hà Nội được đối tượng tung lên mạng xã hội khiến nhiều người hoang mang lo lắng.

Mới đây, mạng xã hội facebook xuất hiện thông tin từ một tài khoản cá nhân với nội dung: "Bắt cóc bé gái 10 tuổi ở Liệp Tuyết – Quốc Oai bằng cách dụ thuốc mê để dẫn ra chỗ đồng bọn đợi sẵn. May người dân ở đó cảnh giác, theo dõi và phát hiện kịp thời nên tóm được đấy mọi người ạ. Nó khai bắt được 3 bé rồi, 3 bé ý giờ đang ở đâu? Nghĩ thôi đã xót ruột gan huống chi cha mẹ người thân các bé ấy. Khổ quá!…".

Thông tin trên đã lan truyền và được mọi người chia sẻ nhằm cảnh báo người dân. Nhưng vô tình tiếp tay cho thông sai sự thật khiến nhiều người hoang mang. Luật sư Vũ Văn Biên (Văn phòng Luật sư An Phước) trong buổi trao đổi với phóng viên về tình trạng cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

 Luật sư Vũ Văn Biên - Văn phòng Luật sư An Phước cho biết việc tung tin sai sự thật là vi phạm pháp luật.

Theo Luật sư Vũ Văn Biên - Văn phòng Luật sư An Phước cho biết, hành vi tung tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo quyđịnh tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quảnlý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, nghiêm cấm thựchiện các hành vi sau đây trên mạng, kể cả mạng xã hội, như:

Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…

Ngoài ra, điểmd, Khoản 1, Điều 8, Luật An ninh mạng nghiêm cấm hành vi: “Thông tin sai sự thậtgây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội,gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ,xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác”.

Do đó, hành vitung tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, xâmhại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác là hành vi vi phạmpháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chínhhoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về trách nhiệm hành chính

Theo Điều 101 Nghịđịnh 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợidụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc,vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xuý các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi truỵ,không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Mức phạt nàycũng áp dụng đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành độngchém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt,gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạchoặc phục vụ đánh bạc; quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hoá,dịch vụ bị cấm. Ngoài phạt tiền, Nghị định quy định biện pháp khắc phục hậu quảlà buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm phápluật;…

Về trách nhiệm hình sự

Nếu xác định đượcngười thực hiện hành vi tung tin sai lệch, thất thiệt lên mạng xã hội và thôngtin thất thiệt đó có tính chất vu khống thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự về tội vu khống theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặcphạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Ngoài ra, tùytheo vụ việc cụ thể, người vi phạm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sựvề tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạngInternet theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. (Tùy trường hợp vi phạm, người phạm tội có thể được áp dụng theo khoản 2 Điều 288 BLHS 2015 về việc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội với mức hình phạt là phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm).

Phạm Sỹ