/ Phân tích - Nghiên cứu
/ Cần chú ý khi áp dụng Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự

Cần chú ý khi áp dụng Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) quy định tại Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật Hình sự) là một trong những căn cứ quan trọng để tòa án quyết định một mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Để có thể quyết định một mức hình phạt phù hợp tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cần hiểu rõ và phải có kỹ năng để áp dụng đúng nội dung của các tình tiết đó.

Cần hiểu đúng, đủ nội dung của các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật Hình sự

Yêu cầu này tưởng đơn giản nhưngthực tiễn có nhiều trường hợp người tiến hành tố tụng hoặc người bào chữa đãhiểu không đúng nội dung của các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS,nên khi bào chữa cho người phạm tội không được hội đồng xét xử chấp nhận hoặckhi quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm màngười phạm tội thực hiện, không có tác dụng đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Mỗi tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật Hình sự có tính chất, mức độ tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau. Ngay đối với cùng một tình tiết cũng có tính chất, mức độ tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Hiểu đúng là xác định đúng nội dungmà nhà làm luật quy định tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ đó như thếnào. Ví dụ: Tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêmtrọng” thì phải hiểu thế nào là phạm tội lần đầu và thế nào là thuộc trường hợpít nghiêm trọng.

Hiểu tính chất, mức độ tăng nặng,giảm nhẹ khác nhau là phải xác định trong mỗi tình tiết đó thì trường hợp nàonghiêm trọng hơn trường hợp nào. Ví dụ: “Người phạm tội tự nguyện bồi thườngthiệt hại” thì phải xác định tỷ lệ tiền bồi thường so với tổng số tiền thiệthại mà người phạm tội gây ra, để xem mức độ giảm nhẹ nhiều hay ít.

Hiểu đủ là xác định đủ số lượng cáctình tiết được quy định tại mỗi điểm của Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự mà nhà làmluật đã quy định bao nhiêu tình tiết? Ví dụ: điểm r nhà làm luật quy định 01tình tiết giảm nhẹ nhưng điểm a khoản 1 Điều 51 nhà làm luật quy định 02 tình tiếtgiảm nhẹ chứ không phải 01, hoặc điểm a khoản 1 Điều 52 nhà làm luật quy định01 tình tiết tăng nặng nhưng điểm lkhoản 1 Điều 52 nhà làm luật quy định đến 05 tình tiết tăng nặng chứ không phảichỉ có 01 tình tiết...

Cần phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS với các tình tiết là dấu hiệu định tội

Các tình tiết là dấu hiệu định tộilà những tình tiết mà nếu không có nó thì hành vi không cấu thành tội phạm hoặcnếu có, thì nó cấu thành tội phạm khác nghiêm trọng hơn (nếu là tình tiết tăngnặng) hoặc ít nghiêm trọng hơn (nếu là tình tiết giảm nhẹ). Tuy nhiên, ở đâychúng ta chỉ nói tới các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, còn tình tiết làdấu hiệu định tội có thể không phải là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảmnhẹ TNHS. Ví dụ: Lén lút là dấu hiệu định tội trộm cắp tài sản, nhưng nó khôngphải là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tạiĐiều 51 hoặc Điều 52 Bộ luật Hình sự.

Yêu cầu của việc phân biệt trongtrường hợp này không phải là phân biệt hai tình tiết với nhau, tình tiết nào làdấu hiệu định tội, còn tình tiết nào là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, màsự phân biệt ở đây là khi một tình tiết nào đó được quy định tại Điều 51 hoặcĐiều 52 Bộ luật Hình sự, mà tình tiết đó đã là dấu hiệu định tội rồi thì khiquyết định hình phạt không được coi tình tiết đó là tình tiết tăng nặng hoặcgiảm nhẹ nữa. Ví dụ tình tiết “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chínhđáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” là dấu hiệuđịnh tội được quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự, nên khi quyết định hìnhphạt đối với người phạm tội này, tòa án không được coi tình tiết “phạm tội dovượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắtgiữ người phạm tội” là tình tiết giảm nhẹ nữa. Ý nghĩa của việc phân biệt là ởchỗ đó.

Cần phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS với các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt

Các tình tiết là yếu tố định khunghình phạt là những tình tiết mà nhà làm luật dự định nếu có thì tòa án phải ápdụng ở khung hình phạt mà điều luật quy định có tình tiết đó đối với người phạmtội. Ví dụ: Một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vận chuyển trái phép hànghóa qua biên giới là thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều189 Bộ luật Hình sự. Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong trường hợpphạm tội cụ thể này đã là dấu hiệu định khung hình phạt, nên khi quyết định hìnhphạt, tòa án không được áp dụng tình tiết này là tình tiết tăng nặng đối với bịcáo nữa.

Các tình tiết là dấu hiệu định khunghình phạt thực chất là dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng nó là dấu hiệu củacấu thành khác loại (cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ). Về cấu thànhtội phạm, khoa học luật hình sự chia ra làm ba loại: cấu thành cơ bản, cấuthành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.

Cấu thành cơ bản là cấu thành khôngcó các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Ví dụ: Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hìnhsự (tội trộm cắp tài sản). Loại cấu thành này, về cơ bản đã bao hàm đầy đủnhững yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản (chủ thể, khách thể, mặt khách quanvà mặt chủ quan), tức là một người có đủ năng lực TNHS, có hành vi lén lútchiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệuđồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạthành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Cấu thành tăng nặng là cấu thành nếucó một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trongcấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểmcủa hành vi phạm tội nguy hiểm hơn so với trường hợp không có tình tiết này,cấu thành tăng nặng bao giờ cũng có khung hình phạt nặng hơn so với cấu thànhcơ bản. Ví dụ: Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự (tội trộm cắp tài sản) là cấuthành cơ bản có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạttù từ 06 tháng đến 03 năm và là tội phạm ít nghiêm trọng. Nhưng nếu người phạmtội lại có hành vi hành hung để tẩu thoát thì thuộc trường hợp quy định tạiđiểm đ khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự là cấu thành tăng nặng, có khung hìnhphạt tù từ 02 năm đến 07 năm và là tội nghiêm trọng.

Cấu thành giảm nhẹ là cấu thành nếucó một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trongcấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểmcủa hành vi phạm tội ít nguy hiểm hơn so với trường hợp không có tình tiết này,cấu thành giảm nhẹ bao giờ cũng có khung hình phạt nhẹ hơn so với cấu thành cơbản. Ví dụ: Khoản 1 Điều 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ) là cấu thành cơ bảncó khung hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Nhưng nếu ngườiphạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì thuộc trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều 119 là cấu thành giảm nhẹ, có khung hình phạt từ 03 năm đến 10 nămtù.

Tuy nhiên, không phải điều luật nàocũng bao gồm cả cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ, mà tùy thuộc vàomỗi tội phạm và chính sách hình sự của Nhà nước trong việc xử lý từng loại tộiphạm. Đa số các tội quy định trong Bộ luật Hình sự có cấu thành tăng nặng, chỉcó một số tội có cấu thành giảm nhẹ (chủ yếu là các tội xâm phạm an ninh quốcgia).

Các tình tiết tăng nặng hoặc giảmnhẹ đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi làtình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.

Chỉ được phép tăng, giảm mức hình phạt trong một khung hình phạt

Điều luật quy định khung hình phạtcó mức tối thiểu và tối đa tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của từng tộiphạm. Khi đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, dù có nhiều tìnhtiết tăng nặng thì họ cũng không bị xử phạt quá mức cao nhất của khung hìnhphạt đó. Ví dụ: Bị cáo phạm tội sản xuất hàng giả thuộc trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều 192 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.Tòa án không được xử phạt bị cáo trên 10 năm tù, dù họ có nhiều tình tiết tăngnặng ở Điều 52. Trường hợp xử phạt dưới 05 năm tù, tòa án phải nêu được lý dovà phải tuân theo những quy định tại Điều 54 có nội dung như sau:

- Tòa án có thể quyết định một hìnhphạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khunghình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất 02 tìnhtiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

- Tòa án có thể quyết định một hìnhphạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộcphải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tộilần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.Đây là quy định mới mà Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa quy định. Nếu trước đâyĐiều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Khi có ít nhất 02 tình tiết giảmnhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, tòa án có thể quyết định mộthình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưngphải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật”, thì nay, Điều 54 Bộluật Hình sự năm 2015 quy định thành 2 khoản, khoản 1 như Điều 47 Bộ luật Hìnhsự năm 1999, còn khoản 2 thì không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kềnhẹ hơn của điều luật với điều kiện người phạm tội lần đầu là người giúp sứctrong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Quy định này đã tháo gỡđược yêu cầu của thực tiễn xét xử mà nhiều trường hợp tòa án phải “xé rào” doquy định ngặt nghèo tại Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999. 

- Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Ví dụ: Nguyễn Văn D phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nhưng D có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51, không có tình tiết tăng nặng thì tòa án có thể áp dụng hình phạt dưới 06 tháng tù (theo Điều 36 Bộ luật Hình sự thì hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm) hoặc chuyển sang hình phạt tiền là hình phạt nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam giữ. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Luật sư ĐINH VĂN QUẾ

/nguoi-me-bo-con-tai-ho-ga-co-the-bi-xu-ly-hinh-su.html