Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

(LSVN) - Cùng với tội phạm, hình phạt, thì trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề cơ bản, trọng tâm của khoa học hình sự. Bởi, khi giải quyết bất cứ vụ án hình sự nào cũng xoay quanh vấn đề xác định chính xác về trách nhiệm hình sự, khi đã xác định tội phạm, quyết định hình phạt hoặc không có tội phạm, qua đó bảo đảm xử lý đúng người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, đúng tội, đúng pháp luật.

TAND Tối cao đề xuất 06 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
TAND Tối cao đề xuất 06 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

(LSVN) - Mới đây, tại dự thảo Nghị quyết hướng dẫn tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 đang được lấy ý kiến, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao đã đề xuất 06 tình tiết được giảm nhẹ để hội đồng xét xử của vụ án thực hiện xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Một số tồn tại, bất cập và kiến nghị về loại trừ trách nhiệm hình sự
Một số tồn tại, bất cập và kiến nghị về loại trừ trách nhiệm hình sự

(LSVN) - Hiện nay, khái niệm về loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) chưa được quy định rõ ràng và còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Sau khi đọc tham khảo, nghiên cứu các quan điểm về khái niệm này, cá nhân cho rằng loại trừ TNHS là trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo quy định của BLHS hiện hành thì họ không phải chịu TNHS do có một trong những căn cứ được loại trừ TNHS. Tuy nhiên, khi vận dụng quy định những trường hợp loại trừ TNHS vẫn còn một số tồn tại bất cập gây ra tình trạng bỏ lọt tội phạm.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

(LSVN) - Mặc dù thừa nhận trách nhiệm hình sự đối với chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội, tuy nhiên BLHS năm 2015 cũng như các Bộ luật, luật có liên quan không quy định về trường hợp pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng quá trình giải quyết vụ án hình sự pháp nhân thương mại đó chấm dứt hoạt động như: tuyên bố giải thể, phá sản... thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) nữa hay không? Điều này gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tiễn áp dụng pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu cá nhân thực hiện hành vi phạm tội “chết” sẽ bị đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án tuỳ từng giai đoạn tố tụng, vậy pháp nhân khi chấm dứt hoạt động có được đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Theo học viên, cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội sau đó chấm dứt hoạt động. Vì nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ tạo tiền đề cho người khác mở pháp nhân thương mại mới, sau đó lại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự rồi lại chấm dứt hoạt động để trốn tránh trách nhiệm hình sự.

Xét xử phúc thẩm vụ “Chuyến bay giải cứu”: Các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, xin được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Xét xử phúc thẩm vụ “Chuyến bay giải cứu”: Các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, xin được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

(LSVN) - Sáng 25/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa 21 bị cáo trong vụ án "Chuyến bay giải cứu" ra xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo. Sau gần hai tiếng tiến hành thẩm tra lý lịch của các bị cáo, người liên quan và công bố bản án sơ thẩm, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên bố bước sang phần thẩm vấn. Các bị cáo bị thẩm vấn đều thừa nhận hành vi phạm tội, mong được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Quy định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tham nhũng của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Quy định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tham nhũng của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(LSVN) - Trách nhiệm hình sự (TNHS) là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải gánh chịu, được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS), được thể hiện bằng việc bị áp dụng hình phạt trong bản án kết tội của Tòa án, và có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khác do BLHS quy định. TNHS đối với các tội phạm tham nhũng (CTPTN) cũng là một dạng trách nhiệm pháp lý, là nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi trước Nhà nước của chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức được quy định trong BLHS là tội phạm tham nhũng.

Thời hiệu truy cứu TNHS theo pháp luật Đức, Liên bang Nga và kinh nghiệm cho Việt Nam
Thời hiệu truy cứu TNHS theo pháp luật Đức, Liên bang Nga và kinh nghiệm cho Việt Nam

(LSVN) - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Nhìn chung các quốc gia đều quy định thời hiệu truy cứu TNHS tương tự nhau về bản chất cũng như cơ sở của việc tồn tại chế định này. Tuy nhiên, pháp luật mỗi quốc gia lại có những quy định riêng biệt mang tính đặc biệt. Trong bài viết này, tác giả nêu lên hai điểm đặc biệt trong quy định của hai quốc gia, qua đó làm cơ sở, kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.

Trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông chết người
Trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông chết người

(LSVN) - Em tôi sinh năm 2002, mới được mua xe máy giáp Tết nên chưa đăng ký và cũng chưa có bằng lái xe. Ngày mùng 3 Tết, em tôi lấy xe máy đi và đã gây tai nạn làm chết 01 người, bị thương 01 người và 01 cháu bé 2 tuổi bị chấn động tâm lý. Vậy, trong trường hợp này liệu em tôi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hay bồi thường dân sự như thế nào?

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại

(LSVN) – Pháp nhân thương mại là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại là một vấn đề mang tính pháp lý và thực tiễn hết sức mới mẻ tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu và làm rõ những quy định về xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại có ý nghĩa rất quan trọng.

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại

(LSVN) – Pháp nhân thương mại là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại là một vấn đề mang tính pháp lý và thực tiễn hết sức mới mẻ tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu và làm rõ những quy định về xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại có ý nghĩa rất quan trọng.

Về tình tiết 'phạm tội 02 lần trở lên'
Về tình tiết 'phạm tội 02 lần trở lên'

(LSVN) - Phạm tội 02 lần trở lên là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự. Tình tiết này tuy đã có nhiều hướng dẫn áp dụng nhưng trong thực tiễn vẫn còn những nhận thực khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là giữa Luật sư với kiểm sát viên.

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 'Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội'
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 'Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội'

(LSVN) - Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định rất cụ thể về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, khi xét xử Tòa án phải áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội để xem xét khi lượng hình. Tuy nhiên, đối với tình tiết “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” (quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS) hiện nay vẫn còn có các quan điểm trái chiều nhau. Cụ thể là, có quan điểm cho rằng tình tiết tăng nặng này chỉ áp dụng đối với người phạm tội đủ 18 tuổi; trong khi đó, quan điểm khác thì cho rằng cần phải áp dụng tình tiết này đối với cả người phạm tội đủ 18 tuổi và người phạm tội chưa đủ 18 tuổi. Để giải thích về vấn đề này mỗi quan điểm đều có những lý lẽ riêng biệt.

Một số vấn đề pháp lý vụ Thượng uý Công an hy sinh khi truy đuổi thanh niên vi phạm quy định phòng chống dịch
Một số vấn đề pháp lý vụ Thượng uý Công an hy sinh khi truy đuổi thanh niên vi phạm quy định phòng chống dịch

(LSVN) - "Hành vi của Hứa Hán Võ không chỉ khiến các chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ gặp khó khăn trong công tác xử phạt vi phạm hành chính cũng như truy bắt cá nhân có dấu hiệu phạm tội xảy ra, mà còn khiến cho Thượng úy T. bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Do đó, giữa hậu quả xảy ra và hành vi khách quan có mối quan hệ nhân quả"