/ Tích hợp văn bản mới
/ Dự thảo Luật Tài nguyên nước: Sửa đổi 55 điều, bổ sung mới 13 điều, bãi bỏ 5 điều

Dự thảo Luật Tài nguyên nước: Sửa đổi 55 điều, bổ sung mới 13 điều, bãi bỏ 5 điều

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Theo đó, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 87 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 19 điều, sửa đổi, bổ sung 55 điều, bổ sung mới 13 điều) và bãi bỏ 5 điều.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh những quy định chung, dự thảo nêu rõ những quy định cụ thể về: Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; điều hòa, phân phối và Khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảo vệ và phát triển nguồn nước; quan hệ quốc tề về tài nguyên nước…

Các chương được sắp xếp, bố cục lại cụ thể như sau:

Chương I. Quy định chung, gồm 11 điều (từ Điều 1 đến Điều 11).

Chương II. Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước, gồm 13 điều (từ Điều 12 đến Điều 24).

Chương III. Bảo vệ tài nguyên nước, gồm 15 điều (từ Điều 25 đến Điều 39).

Chương IV. Điều hòa, phân phối và Khai thác, sử dụng tài nguyên nước, gồm 23 điều (từ Điều 40 đến Điều 62).

Chương V. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, gồm 6 điều (từ Điều 63 đến Điều 68).

Chương VI. Công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảo vệ và phát triển nguồn nước, gồm 6 điều (từ Điều 69 đến Điều 74).

Chương VII. Quan hệ quốc tề về tài nguyên nước, gồm 4 điều (từ Điều 75 đến Điều 78).

Chương VIII. Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước, gồm 5 điều (từ Điều 79 đến Điều 82).

Chương IX. Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước, gồm 2 điều (từ Điều 83 đến Điều 84).

Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 4 điều (từ Điều 85 đến Điều 87).

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, sau hơn 9 năm thi hành, do các mối quan hệ kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, bên cạnh đó nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước nên Luật Tài nguyên nước đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.

Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong quá trình thi hành Luật Tài nguyên nước mà còn nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về tài nguyên nước, đảm bảo phù hợp với các văn bản trong hệ thống pháp luật, đồng thời, bổ sung các chính sách mới để điều chỉnh một số nội dung phát sinh trong thực tiễn là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp; xây dựng hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, tổng hợp, thống nhất về tài nguyên nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước.

DUY ANH

Một số điểm mới trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Loan B T Thanh