Vướng mắc khi định tội danh đối với tội 'Chống người thi hành công vụ'
Vướng mắc khi định tội danh đối với tội 'Chống người thi hành công vụ'

(LSVN) - Từ khi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có hiệu lực thi hành cho đến nay, quá trình điều tra, truy tố, xét xử tại các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc còn tồn tại những bất cập, vướng mắc trong quá trình định tội danh đối với số tội phạm dù đã được quy định trong BLHS. Trong đó, tội "Chống người thi hành công vụ" là một trong những tội danh mà việc giải quyết còn phụ thuộc khá nhiều vào quan điểm của các cơ quan tố tụng do văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định cụ thể để áp dụng, thi hành. Chưa kể, đối với cùng hành vi chống người thi hành công vụ, Điều 330 BLHS năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật hành chính ví dụ như Nghị định 208/2013/NĐ-CP chưa có quy định rõ ràng, tách biệt hay chỉ ra mức độ vi phạm pháp luật để làm căn cứ xác định chế tài xử lý là hành chính hay hình sự đối với các hành vi có mô tả về mặt khách quan tương đối giống nhau.

Định tội danh đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và một số khuyến nghị
Định tội danh đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và một số khuyến nghị

(LSVN) - Định tội danh là vấn đề quan trọng trong giải quyết vụ án hình sự tuy nhiên thực tế nhiều vụ án gây khó khăn, lúng túng cho cơ quan tiến hành tố tụng. Bài viết hướng đến nhận thức chung cho trường hợp cụ thể liên quan đến định tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" và đưa ra một số khuyến nghị cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tố tụng các vụ án về tội phạm này.

Định tội danh đối với hành vi 'Giết người' hay 'Cố ý gây thương tích'
Định tội danh đối với hành vi 'Giết người' hay 'Cố ý gây thương tích'

(LSVN) - Định tội danh là một vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Dưới khía cạnh là một hoạt động tố tụng diễn ra trên thực tế, định tội danh hướng đến việc lựa chọn đúng quy phạm pháp luật hình sự để áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội. Thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn trong việc định tội danh, nhất là trong trường hợp các tội có cấu thành tương tự nhau. Một trong số những ví dụ điển hình có thể kể đến là trường hợp định tội danh giữa tội "Giết người" và tội "Cố ý gây thương tích" hoặc "Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác". Trên thực tế, sự khác nhau cơ bản giữa hai tội danh này thể hiện rõ nét qua ý thức chủ quan của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm tranh cãi xung quanh việc định tội danh giữa hai loại tội này trong một số trường hợp cụ thể. Do đó, trong thời gian tới rất cần có những sửa đổi, bổ sung trên phương diện lập pháp hoặc ban hành hướng dẫn chi tiết giúp cho việc định tội danh giữa tội "Giết người" và tội "Cố ý gây thương tích" hoặc "Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" được dễ dàng.

Một số tồn tại, vướng mắc trong việc định tội danh đối với tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'
Một số tồn tại, vướng mắc trong việc định tội danh đối với tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'

(LSVN) - Tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là một trong số những tội phạm phổ biến thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên nhiều lĩnh vực gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng phức tạp đến tình hình an ninh trật tự, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Các đối tượng sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản.

Cần hoàn thiện một số quy định về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Cần hoàn thiện một số quy định về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

(LSVN) - Trước tình hình đấu tranh phòng chống tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, việc định tội danh chính xác đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội là rất quan trọng. Bởi vì, việc định tội danh đúng sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và áp dụng hình phạt phát huy được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội.

Cần hoàn thiện một số quy định về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'
Cần hoàn thiện một số quy định về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'

(LSVN) - Trước tình hình đấu tranh phòng chống tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, việc định tội danh chính xác đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội là rất quan trọng. Bởi vì, việc định tội danh đúng sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và áp dụng hình phạt phát huy được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bàn về việc định tội danh đối với hành vi 'Giết người' hay 'Cố ý gây thương tích'
Bàn về việc định tội danh đối với hành vi 'Giết người' hay 'Cố ý gây thương tích'

(LSVN) - Định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội nào đó trong số các tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Trong thực tế, định tội danh chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, bởi lẽ một số tội có cấu thành mang nhiều điểm tương đồng, khó phân định, đòi hỏi phải xác định rõ các yếu tố mục đích của tội phạm hay dấu hiệu lỗi thuộc mặt chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội. Một trong những trường hợp dễ nhầm lẫn nhất đó là phân định giữa tội "Giết người" theo quy định tại Điều 123, BLHS và tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" theo quy định tại Điều 134, BLHS.

Bàn về tội ‘Đánh bạc sử dụng công nghệ cao’ theo pháp luật Việt Nam
Bàn về tội ‘Đánh bạc sử dụng công nghệ cao’ theo pháp luật Việt Nam

(LSVN) - Tội phạm công nghệ cao được nhen nhóm và rất nhanh chóng đã bùng nổ ở Việt Nam, mà điển hình là hành vi đánh bạc. Đây là một nội dung còn khá mới mẻ đối với các cơ quan tố tụng, gây nhiều vướng mắc trong quá trình định tội danh cũng như định khung hình phạt. Trong bài viết này, tác giả đi sâu làm rõ, giải quyết một số vướng mắc về tội 'Đánh bạc có sử dụng công nghệ cao'.

Bàn về việc định tội danh 'Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ' theo Điều 260, Bộ luật Hình sự
Bàn về việc định tội danh 'Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ' theo Điều 260, Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Để biết được những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ cần so sánh những quy định của Luật Giao thông đường bộ với hành vi thực tế đã xảy ra gây nên hậu quả hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác.