Hoàn thiện quy định về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong tố tụng dân sự
Hoàn thiện quy định về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong tố tụng dân sự

(LSVN) - Quy định về quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là một trong những quyền quan trọng của đương sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành từ năm 01/7/2016 đến nay đã phát sinh nhiều vấn đề còn có quan điểm khác nhau và một số nội dung cần hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực tiễn tham gia tố tụng, tác giả tổng hợp một số nội dung cần hoàn thiện về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và đề xuất kiến nghị sửa đổi cũng như đề nghị quan điểm hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự: Một số vướng mắc, bất cập và đề xuất
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự: Một số vướng mắc, bất cập và đề xuất

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Trong những năm qua, hoạt động của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (NBVQVLIHPCĐS) đã đạt những thành tựu đáng kể. Thực tiễn tham gia tố tụng dân sự (TTDS) của NBVQVLIHPCĐS thời gian qua cho thấy số lượng vụ án có NBVQVLIHPCĐS gia tăng. Không thể phủ nhận những kết quả đạt được khi NBVQVLIHPCĐS tham gia tố tụng. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn chưa cao. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đã chỉ rõ các quy định về NBVQVLIHPCĐS trong TTDS ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, những vướng mắc, bất cập từ chính những khiếm khuyết của pháp luật như: Quy định chưa rõ ràng, thiếu tính cụ thể, nhiều trường hợp còn chưa được dữ liệu. Những hạn chế này tạo ra rào cản không nhỏ trong việc thi hành pháp luật, gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dựng tại các Tòa án trên địa bàn TP. Hà Nội
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dựng tại các Tòa án trên địa bàn TP. Hà Nội

(LSVN) - Trong giai đoạn hiện nay, nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các vụ án dân sự là tư tưởng quan trọng của chiến lược cải cách tư pháp do Bộ Chính trị Trung ương ban hành. Tư tưởng này đã được thể chế hóa thành chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự năm 2015. Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập cụ thể đến chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Bên cạnh các quy định pháp luật, bài viết còn phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng tại các Tòa án trên địa bàn TP. Hà Nội nhằm hoàn thiện chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và nâng cao hiệu quả áp dụng tại các Tòa án ở Việt Nam.

Bàn về các chủ thể có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự
Bàn về các chủ thể có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự

(LSVN) - Quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những quyền cơ bản của con người, được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để thi hành Hiến pháp năm 2013, nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự (VVDS), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án, ngày 25/11/2015 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) thay thế BLTTDS năm 2004 với nhiều quy định mới. Trong đó, có cả các quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (NBVQVLIHPCĐS). Những quy định mới của Bộ luật này đã tạo điều kiện cho sự tham gia của NBVQVLIHPCĐS trong tố tụng dân sự (TTDS), nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng của họ.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự: Hạn chế và kiến nghị hoàn thiện
Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự: Hạn chế và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ kết quả của hoạt động tố tụng dân sự. Qua bài viết này tác giả làm rõ những vướng mắc, bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật trong quá trình thực hiện.

Cơ quan, tổ chức có thể là người làm chứng trong tố tụng dân sự?
Cơ quan, tổ chức có thể là người làm chứng trong tố tụng dân sự?

(LSVN) - Người làm chứng là người biết được các tình tiết của vụ việc, do đó sự có mặt của họ góp phần giúp Tòa án giải quyết vụ việc một cách khách quan, chính xác, kịp thời. Thực tiễn xét xử cho thấy, đa số trường hợp người làm chứng là một cá nhân cụ thể. Tuy vậy, vẫn có trường hợp Tòa án xác định người làm chứng không phải là cá nhân mà là cơ quan, tổ chức. Bài viết phân tích vấn đề pháp lý người làm chứng có thể là cơ quan, tổ chức hay chỉ có thể là cá nhân? Từ đó đưa ra quan điểm và kiến nghị nhằm thống nhất trong thực tiễn xét xử.

Bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND
Bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND

(LSVN) - Dự án Luật Đất đai đã sửa đổi quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo hướng tranh chấp đất đai; tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền với đất do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.